【bong net】Thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước

TheànhlậpBanChỉđạoCảicáchhànhchínhcủaNgânhàngNhànướbong neto đó, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của NHNN gồm 12 thành viên, do Thống đốc NHNN là Trưởng ban. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo triển khai các chủ trương và giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của NHNN; cho ý kiến về chương trình, kế hoạch cải cách hành chính dài hạn và hàng năm của NHNN; xem xét nội dung các đề án, dự án quan trọng về cải cách hành chính của NHNN.

Thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước
Thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: T.L
Ngân hàng Nhà nước phải rà soát, đánh giá một số văn bản đã ban hành Đánh giá kỹ chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước

Ban Chỉ đạo cũng đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính của NHNN và chỉ số hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với các dịch vụ công do NHNN cung cấp; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của NHNN.

Với các nhiệm vụ nêu trên, Ban Chỉ đạo được quyền yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao và cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; được sử dụng con dấu của NHNN để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.

Văn phòng là đơn vị thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan để tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo./.