您现在的位置是:88Point > Nhà cái uy tín

【dự đoán real madrid】Vụ nghi vấn nhận hối lộ 80 triệu yên: Chưa có thông tin về người bị tố cáo

88Point2025-01-10 00:29:44【Nhà cái uy tín】0人已围观

简介Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Công an chủ trì phối hợp với VKSND Tối cao, Bộ Giao thông dự đoán real madrid

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Công an chủ trì phối hợp với VKSND Tối cao,ụnghivấnnhậnhốilộtriệuyênChưacóthôngtinvềngườibịtốcádự đoán real madrid Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Bộ Ngoại giao chủ động xác minh, làm rõ và liên hệ với phía Nhật Bản để thu thập hồ sơ, tài liệu về việc chủ tịch Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) khai đưa hối lộ 80 triệu yen (khoảng hơn 16 tỉ đồng) cho cán bộ thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm phải lập tức khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT), cho biết đã ký quyết định tạm dừng công việc trong 10 ngày đối với 2 phó tổng giám đốc là ông Trần Quốc Đông và ông Ngô Anh Tảo.

“Tạm dừng công việc để các anh ấy toàn tâm rà soát lại khối lượng công việc đã làm và báo cáo toàn bộ sự việc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GTVT chứ không phải vì họ dính líu tới những tố cáo vừa qua. Đây là việc làm theo đúng quy trình và thẩm quyền của chúng tôi” - ông Thành giải thích.

Ông Ngô Anh Tảo hiện là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phụ trách Ban Quản lý (BQL) các dự án đường sắt, còn ông Trần Quốc Đông nguyên là Giám đốc BQL các dự án đường sắt (giai đoạn 2009).

Trước đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc BQL các dự án đường sắt và ông Trần Văn Lục, nguyên Giám đốc BQL các dự án đường sắt (giai đoạn 2000-2009), cũng bị tạm dừng công việc để giải trình rõ trách nhiệm cá nhân. Tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ GTVT hôm 23-3, ông Hiếu, ông Lục và một số cán bộ khác đã cam kết với Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng rằng không nhận hối lộ một đồng nào từ nhà thầu JTC.

Trả lời câu hỏi về việc ông Nguyễn Hữu Bằng - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nghỉ hưu từ đầu năm 2013 - có được yêu cầu báo cáo giải trình trách nhiệm, ông Trần Ngọc Thành cho biết việc này thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT.

Suốt ngày 24-3, chúng tôi đã nhiều lần liên lạc qua điện thoại nhưng ông Bằng không nhấc máy. Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT (người phát ngôn của bộ này), khẳng định bộ chưa nhận thấy dấu hiệu vi phạm hình sự nào nên vẫn đang chờ báo cáo sự việc từ các cán bộ liên quan ở Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Do vậy, bộ chưa thể đưa ra ý kiến về việc có yêu cầu ông Nguyễn Hữu Bằng phải giải trình trách nhiệm liên quan hay không.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, mặc dù đã có làm việc, trao đổi thông tin với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhưng Bộ GTVT vẫn chưa có thông tin nào về danh tính của người bị tố cáo nhận hối lộ.

“Đội” thêm khoảng 326 tỉ đồng

Theo lãnh đạo Bộ GTVT, hiện tại đã xác định được 2 dự án mà nhà thầu JTC tham gia, trong đó có 1 dự án là tuyến đường sắt đô thị số 1 (hay còn gọi là đường sắt trên cao Ngọc Hồi - Yên Viên). Dự án này do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư, thực hiện từ năm 2008 và dự kiến hoàn thành vào năm 2017. Dự án đã tiếp nhận 2 khoản vay ODA với tổng giá trị hơn 21 tỉ yen. Đến thời điểm này, phần tư vấn đã hoàn thành công đoạn thiết kế kỹ thuật giai đoạn 1 và đang lựa chọn thương thảo hợp đồng tư vấn giai đoạn 2a.

Trong giai đoạn 1 của dự án, liên danh tư vấn do JTC đứng đầu đã trúng thầu gói tư vấn trị giá hơn 2,9 tỉ yen và 320 tỉ đồng. Theo ký kết, thời gian thực hiện từ ngày 1-10-2009 đến 30-11-2011. Tính theo tỉ giá thời điểm ký kết hợp đồng thì tổng giá trị gói thầu vào khoảng 900 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dịch vụ tư vấn, do có một số nội dung thay đổi, phát sinh như tăng diện tích, số lượng công trình, điều chỉnh vị trí các nhà ga, thay đổi vị trí cầu vượt sông Hồng theo khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu của JICA về phát triển đô thị kết hợp với vận tải khối lượng lớn cho Hà Nội… nên tổng giá trị hợp đồng tư vấn đã được điều chỉnh lên tới 3,6 triệu yen và trên 236 tỉ đồng; thời gian thực hiện cũng kéo dài thêm 11 tháng, đến ngày 31-10-2012.

Nếu quy đổi theo giá trị tiền yen vào thời điểm đó thì giá trị hợp đồng lên tới trên 1.226 tỉ đồng. Tức là sau 2 năm, giá trị gói thầu đã được “đội” thêm khoảng 326 tỉ đồng (?!).

Đến nay, tư vấn mới cơ bản hoàn thành thiết kế kỹ thuật; riêng cầu vượt sông Hồng và đoạn phía Bắc cầu sông Hồng vẫn chưa được TP Hà Nội và các bộ, ngành thống nhất hướng tuyến nên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chưa thể phê duyệt toàn bộ thiết kế kỹ thuật. Hiện hợp đồng tư vấn đã giải ngân khoảng 80% phần tiền yen và 69% phần tiền Việt (giá trị hợp đồng còn lại là trên 705 triệu yen và trên 72 tỉ đồng). Đáng nói, chính những đề xuất về việc xây dựng cầu vượt qua sông Hồng thì phải ứng xử với cầu Long Biên như thế nào đã gây ra cuộc tranh cãi suốt một thời gian dài.

Trong cuộc họp tại Bộ GTVT chiều 24-3, Chánh Thanh tra Bộ GTVT Nguyễn Văn Huyện cho biết theo chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng, đơn vị này đang tiến hành rà soát để thanh tra toàn bộ các dự án đường sắt mà JTC tham gia . “Ngày 25-3, chúng tôi sẽ công bố quyết định thành lập đoàn thanh tra và tiến hành thanh tra ngay với mục đích làm rõ xem có những bất cập, lỗ hổng nào trong triển khai thực hiện các dự án” - ông Huyện nói.

Sẵn sàng cung cấp thông tin cho báo chí

Ông Nguyễn Văn Huyện đã kiến nghị Bộ GTVT yêu cầu nhà thầu JTC cung cấp danh sách cán bộ ngành đường sắt đã nhận tiền để có điều kiện phối hợp với ngành công an. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đồng ý với đề xuất này và cho biết sẽ sớm có thư yêu cầu phía JTC cung cấp rõ danh tính những cá nhân nhận tiền đã được báo The Yomiuri Shimbun nêu ra.

Ông Nguyễn Ngọc Đông cũng yêu cầu các đơn vị sớm có đánh giá ban đầu về thủ tục, quy trình thực hiện dự án bị tố xảy ra hành vi nhận hối lộ; làm rõ quá trình đàm phán, mời thầu có đúng quy định hiện hành. Các việc này phải hoàn tất trước ngày 26-3.

Theo ông Đông, tất cả những cá nhân làm ở BQL các dự án đường sắt từ năm 2008 đến nay phải tường trình, giải trình, chậm nhất là ngày 31-3 để công khai minh bạch mọi chuyện. Ông Đông yêu cầu các đơn vị liên quan sẵn sàng cung cấp thông tin cho báo chí, kể cả báo chí Nhật Bản, để thể hiện rõ ràng quan điểm cũng như hành động của Bộ GTVT trong sự việc này.

Chiều tối 24-3, sau khi nghe kết quả buổi làm việc với đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã quyết định cử Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông trực tiếp sang Nhật Bản để tiếp cận các nguồn thông tin về nghi án nhận hối lộ, trong đó đặc biệt chú ý tới việc có được danh sách các cán bộ đường sắt đã nhận “lại quả” 80 triệu yen.

Trung tướng Triệu Văn Đạt - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Bộ Công an) - cho hay cơ quan này đã giao cho các đơn vị chức năng phối hợp với Thanh tra Bộ GTVT xem xét lại toàn bộ các dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội, nhất là các dự án mà công ty JTC đã trúng thầu để xác định trong quá trình thực hiện có sai sót, vi phạm gì không.

Căn cứ vào kết quả giải quyết sự việc của các cơ quan tư pháp Nhật Bản, cơ quan điều tra sẽ xác minh tin báo, tố giác về tội phạm cũng như thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật. Khi có đủ căn cứ pháp lý, cơ quan điều tra sẽ quyết định xử lý vụ việc trên theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Trong một diễn biến khác, Công ty JTC đã thành lập một ủy ban điều tra nội bộ sau khi chủ tịch công ty thừa nhận hối lộ các quan chức nước ngoài 1,3 triệu USD.

Báo The Yomiuri Shimbun cho biết thêm các công tố viên đang chuẩn bị mở cuộc điều tra hình sự về vụ việc này. Tuy nhiên, Văn phòng Công tố Tokyo từ chối đưa ra bình luận.

Tiến trình vụ việc

- Ngày 20-3: Báo The Yomiuri Shimbun đưa tin JTC đã phải chi bất hợp pháp hơn 100 triệu yen cho các cán bộ ở 3 nước để trúng các gói thầu có vốn ODA, trong đó riêng cho cán bộ thuộc đường sắt Việt Nam là 80 triệu yen (hơn 16 tỉ đồng) từ năm 2008-2012.

- Ngày 20-3: Làm việc với lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT) và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đại diện JICA và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã thông báo về nội dung bài báo này và cho rằng việc làm của JTC có thể đã vi phạm Luật Chống cạnh tranh không công bằng.

- Ngày 20-3: Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam rà soát lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu trong quá trình thực hiện quản lý và đầu tư có liên quan tới JTC.

- Ngày 23-3: Bộ trưởng Đinh La Thăng chủ trì buổi họp khẩn cấp chỉ đạo giải quyết vụ việc và yêu cầu các cán bộ liên quan tạm dừng công việc để làm báo cáo giải trình, trong đó cam kết trách nhiệm trong việc này.

Bộ GTVT đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ, Ban Nội chính trung ương về sự việc.

- Ngày 24-3: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Công an chủ trì phối hợp với VKSND Tối cao, Bộ Ngoại giao, Bộ GTVT làm rõ thông tin đưa hối lộ tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

4 cán bộ của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, trong đó có 2 phó tổng giám đốc bị tạm dừng công việc để báo cáo giải trình.

很赞哦!(4)