【đấu bóng đá ngoại hạng anh】Lật tẩy kỹ nghệ tăng trọng heo: Bung đùi cho heo, gây hại cho người
Siêu lợi nhuận
Ở Đồng Nai có một khu chuyên trộn chất cấm tạo nạc vào heo thương phẩm như thế mà thương lái nào cũng biết. Đó là khu đất mới ở phường Long Bình Tân,ậttẩykỹnghệtăngtrọngheoBungđùichoheogâyhạichongườđấu bóng đá ngoại hạng anh thuộc TP.Biên Hòa. Theo một xe mua heo từ trung tâm cung cấp heo của Công ty CP chạy ra, chúng tôi đã phát hiện ra khu này.
Từ Khu công nghiệp Biên Hòa II chạy ra rẽ qua Quốc lộ 1A theo hướng đi lên Hố Nai, Phan Thiết, qua ngã ba Amata một chút sẽ thấy bên tay phải có con đường nhỏ. Chạy vào con đường này sẽ đến khu chuyên bán “heo thuốc” - từ mà cánh thương lái dùng để chỉ con heo ăn thức ăn trộn chất cấm tạo nạc tăng trọng.
Rao bán thuốc kích thích tăng trưởng qua Facebook.
Theo lời anh thương lái dẫn tôi vào “tham quan”, loại heo được cánh thương lái chuộng dùng để trộn thuốc tăng trọng là heo của Công ty CP vì giống tốt hơn, cơ bắp khỏe hơn. Họ mua heo thương phẩm nặng khoảng 95kg/con về và tiến hành vỗ béo bằng thuốc Salbutamol trộn vào thức ăn trong vòng gần một tháng, đến khi heo đạt trọng lượng từ 120 – 125kg/con thì xuất bán.
Con heo này khi bán ra thị trường lại có giá hơn con heo bình thường bởi tỷ lệ thịt nạc cao hơn. Nếu heo thường ở thời điểm chúng tôi đi khảo sát được mua với giá 54.000 – 55.000 đồng/kg thì những con heo có tỷ lệ nạc nhiều như vậy sẽ được mua 57.000 đồng/kg. Tính bình quân, mỗi con “heo thuốc” tăng trọng thêm được 27kg x 57.000 đồng = 1.539.000 đồng/con. Sau khi trừ chi phí thức ăn nuôi trong 1 tháng cộng với tiền thuốc tổng cộng khoảng hơn 700.000 đồng thì mỗi con “heo thuốc”, người nuôi lời được 800.000 đồng. Đây là mức siêu lợi nhuận bởi người nuôi heo sạch cả 7 – 8 tháng cũng chỉ lời được bằng đó là tối đa. Trong khi đó ở khu chuyên nuôi “heo thuốc” mà chúng tôi đang “tham quan” có cả ngàn con như thế. Nhẩm tính cũng có thể thấy ngay họ lời được 800 triệu đồng chỉ trong vòng 1 tháng!
Hành vi vô đạo đức
Cánh thương lái cho biết, hiện thuốc cấm Salbutamol rất dễ dàng mua ở Đồng Nai, theo các đường dây mua bán thuốc thú y và thức ăn cho heo. Thuốc này được mua từ Trung Quốc với giá khoảng 1,5 triệu đồng/kg. Khi qua tới cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) là 6 triệu đồng/kg. Về tới Đồng Nai, giá bán sỉ là 11 – 12 triệu đồng/kg, còn giá bán lẻ là 15 – 17 triệu đồng/kg. Thuốc được trộn vào cám, thức ăn cho heo ăn với liều lượng khoảng 100 gram trộn cho 8 – 10 tấn cám.
Đó là một liều thuốc rất nặng để có thể vỗ béo heo lên 25 – 30kg/con trong vòng có 4 tuần, nhiều gấp mấy lần so với cách nuôi trộn thuốc vào khi con heo còn nhỏ. “Vì khi đó thuốc còn có thời gian phân hủy và đào thải ra khỏi cơ thể heo. Còn cho thuốc vào trong giai đoạn heo thương phẩm ngắn như vậy, chắc chắn thuốc vẫn còn gần như y nguyên trong thịt heo, người tiêu dùng ăn thịt cứ như rằng ăn cả cục thuốc độc rồi. Làm ăn kiểu này thất đức quá, hại đến tính mạng người chứ chẳng chơi. Tôi nhất quyết không bao giờ mua loại heo này” – anh P - thương lái dẫn tôi đi chia sẻ.
Theo các nhà khoa học, Salbutamol là chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thuộc nhóm Beta-agonist, thường sử dụng để kích thích tăng trọng, “bung đùi”, “nở mông” tăng tỷ lệ nạc, thịt màu sắc đỏ hơn… Đối với người tiêu dùng, sử dụng thịt tồn dư Beta - agonist về lâu dài có thể gây các tổn hại lên hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và bị ung thư, thậm chí có thể gây tử vong cho người có bệnh về tim mạch, huyết áp.
Trên đường đến “khu đất mới” (phường Long Bình, TP. Biên Hòa) - khu vực tập trung chăn nuôi heo tự phát của những người ở các tỉnh miền Bắc vào, chúng tôi hỏi T (một lái heo lâu năm ở quận 2, TP.HCM) về những “cáo buộc” của các cơ quan chức năng và giới nuôi heo cho rằng nhiều năm qua tình trạng tràn lan người nuôi heo dùng chất tạo nạc khi chăn nuôi là do lái heo “đầu têu”.
T cười ruồi: “Quy luật làm ăn mà thôi. Trại nuôi heo nào cũng muốn hét giá heo cao. Muốn giá cao, dễ bán, tiền tươi... thì phải nuôi heo cho đẹp. Bọn tui cũng muốn mua heo đẹp để bán cho các lò làm heo được dễ dàng. Vậy thì để đáp ứng quyền lợi cho các bên không cách nào khác người nuôi heo phải cho tí thuốc tạo nạc để heo được đẹp”.
T cho biết: Theo kinh nghiệm làm lái heo hơn chục năm, thời điểm lý tưởng nhất để bán heo là khi trọng lượng heo từ 95 - 110 kg. Khi heo vượt qua giới hạn 120kg thì bắt đầu mỡ xuất hiện rất nhiều mà chỉ có chất tạo nạc mới cứu chủ nuôi heo phá sản”.
Gặp lái heo Đ (Đồng Nai), chúng tôi cũng được tiết lộ: Khoảng 20 năm nay chất tạo nạc là “bửu bối” cho người chăn nuôi để tạo heo đẹp. Khi thấy đàn heo của “mối” mình có dấu hiệu quá xấu, lái heo sẽ đưa chất tạo nạc cho chủ nuôi heo để “nhồi” đàn heo trong vòng 7 - 10 ngày trước khi xuất chuồng.
Dùng chất cấm sao vẫn được cấp giấy phép? Điều mà cánh thương lái, doanh nghiệp làm ăn chân chính băn khoăn là làm sao những trại nuôi heo thuốc, dùng chất cấm tạo nạc tăng trọng như trên có được giấy phép xuất chuồng của cơ quan thú y. Bởi theo nguyên tắc, Chi cục Thú y các tỉnh phải xuống lấy mẫu nước tiểu heo về kiểm tra, nếu thấy không có vấn đề gì về dư lượng kháng sinh, dịch bệnh,… mới cấp giấy chứng nhận cho lứa heo đó xuất chuồng. Riêng với con heo thương phẩm khi các công ty xuất chuồng bán ra, đàn heo này không đi về lò mổ mà chuyển về lán trại tư nhân dùng chất cấm tăng trọng thì cái giấy này khi đó đã không còn giá trị nữa. Điều đó đồng nghĩa với việc, sau một tháng dùng thuốc tạo nạc, muốn xuất ra thị trường, cánh thương lái phải “chạy” giấy để hợp thức hóa đàn heo thuốc này. Như vậy những cái giấy này từ đâu ra khi chỉ có duy nhất cơ quan thú y được quyền cấp? |
Theo Dân Việt
Thực phẩm giảm giá, người mua vẫn hững hờ