World Cup

【lịch thi đấu bóng đá liga】Hào Anh: Giận hay thương?

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Hào Anh của ngày hôm nay - Ảnh: Gia BáchCó ngư lịch thi đấu bóng đá liga

 
Hào Anh của ngày hôm nay - Ảnh: Gia Bách

Có người cho rằng nên nhìn thấu những bi kịch, nỗi đau đã làm tổn hại tâm hồn, thể xác cậu bé để có sự cảm thông, cần uốn nắn. Có người bức xúc cho rằng Hào Anh không xứng đáng với sự hỗ trợ, khoản tiền từ thiện giúp đỡ em từ những tấm lòng hảo tâm. Và một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là nên làm từ thiện như thế nào cho đúng đắn, hiệu quả?

“Mưa đá” đổ về Hào Anh

Đón nhận những thông tin về con người và cách hành xử của cậu bé Hào Anh đáng thương ngày nào trong những ngày qua, bạn Thanh Hiền (ở Vinh, Nghệ An) nặng lời chỉ trích: “Sướng quá hóa điên nó mới đuổi mẹ ra khỏi nhà, giờ hối hận, xin hứa... nghe thảm thiết quá. Mai mốt mọi người ủng hộ nhiều tiền ăn chơi đạp phá hết, lại đuổi mẹ... lại xin hứa tiếp để mọi người dang tay giúp đỡ... 800 triệu là cả một gia tài với bao nhiêu người, học hành đi làm cả đời cũng không tích trữ tiết kiệm được chừng ấy. Đằng này nó giàu nhanh quá, đồng tiền không tự làm ra bằng mồ hôi, tiền trời cho nên phá không tiếc. Đúng là có tiền sinh hư, cứ để nó khổ mới biết quý trọng cuộc sống”.

Hay nhẹ nhàng hơn, anh Tạ Bình (ngụ Hà Nội) phân tích: Sang chấn tâm lý hay nêu lý do tương tự để bao biện cho hành vi ngược đãi mẹ đẻ liên tục, lặp đi lặp lại và có tính chất cậy tiền, cậy bạc như của Hào Anh chỉ là ngụy biện. Chúng ta không ruồng rẫy anh bạn Hào Anh này, nhưng cần tỏ thái độ phê phán rõ ràng, để Hào Anh và những trẻ cùng tuổi, cùng cảnh ngộ hiểu thế nào là đúng, thế nào là sai. Một lần thì có thể thông cảm nhưng đến mười lần như báo viết thì rất cần nghiêm khắc trừng phạt để răn đe!

Còn với anh Nguyễn Quân (Đồng Tháp) thì qua sự việc và nhận thức, lối sống của Hào Anh hiện giờ đã dấy lên cái đáng để lo hơn cả là các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân sẽ mất niềm tin khi có những hoàn cảnh khó khăn tương tự xuất hiện.

Thăm dò thái độ bạn đọc về hành vi của Hào Anh những ngày vừa qua của Thanh Niên Online, cho thấy có hơn 37,7% ý kiến “chia sẻ, cảm thông”. Trong khi số lượng người không thông cảm lên đến hơn 50%, trong đó có các ý kiến “lên án, phê phán” cũng ở mức xấp xỉ với hơn 31,2%. Hơn 10% bạn đọc có ý kiến khác xoay quay trách nhiệm giáo dục, định hướng cho Hào Anh hòa nhập cộng đồng sau bạo hành và làm từ thiện như thế nào cho đúng và hiệu quả.

Cần cảm thông, uốn nắn

Nhìn nhận cả quá trình dài và những sự việc sâu xa hơn, Hào Anh đã trải qua tuổi thơ đầy đau đớn về thể xác lẫn tinh thần khi mẹ “gửi” em làm công cho trại tôm giống Minh Đức lúc 14 tuổi, với 500.000 đồng tiền lương mỗi tháng được chủ gửi trực tiếp cho mẹ. Khi đó, cậu bé bị hành hạ dã man từ bỏ đói thường xuyên, bẻ răng, kẹp đứt môi, dí sắt nung đỏ vào người, dùng đũa than nóng chích vào người...

 
 
Hào Anh thiếu sự dìu dắt của một cánh tay vững chắc và một trái tim bao dung, một hiểu biết thấu đáo. Cho nên, em ấy không tránh khỏi chông chênh. Hy vọng, sau sự việc lần này, các cơ quan hữu quan hãy vào cuộc, cứu lấy em ấy lần nữa để Hào Anh có một cuộc sống bình thường
 
Phan Nga (ngụ Vĩnh Long)
 

Do đó, nhiều bạn đọc, cư dân mạng đã tỏ ra cảm thông, đặt vấn đề trách Hào Anh một nhưng cũng trách cả mẹ cậu bé và chính quyền địa phương đã không quan tâm, định hướng, giáo dục cho em con đường phát triển đúng đắn, hòa nhập với cộng đồng sau khi em thoát ra khỏi “địa ngục trần gian”.

Theo bạn đọc Nguyễn Tiên (TP.HCM) thì Hào Anh đang ở tuổi vị thành niên, tâm lý không ổn định như bao nhiêu bạn trong lứa tuổi ấy, sẽ có lúc bốc đồng, huống chi em đã từng bị tổn thương tinh thần và thân thể. Vì vậy, “mong mọi người thông hiểu”.

Đồng quan điểm, anh Nam Hoàng (ngụ Bến Tre), cũng cho rằng: “Ở lứa tuổi này, chỉ trong thời gian quá ngắn mà có một lúc rất nhiều tiền tránh sao được sự đam mê tột đỉnh? Chúng ta nên giúp cháu bằng tình thương thôi”.

“Hào Anh đã quá khổ rồi. Thiếu tình thương, bị chà đạp, không học vấn, cha mẹ thiếu hiểu biết, bị người khác lợi dụng (ví dụ có cô sinh viên nào đó và cả gia đình của cô ta vay tiền)... là quá trình tất yếu dẫn đến bi kịch. Nhưng tất cả chỉ mới là bắt đầu thôi. Bên cạnh việc Hào Anh tự sửa đổi cần có... sự giúp đỡ, hướng dẫn của cộng đồng, đặc biệt là của các tổ chức xã hội tại địa phương”, bạn Sông Thu (ngụ quận 5, TP.HCM) chia sẻ.

Nhiều tấm lòng vẫn bao dung hướng về cậu bé với những nhắn nhủ mong em không lầm đường lạc lối mà cố gắng đi lên.

“Hào Anh hãy chứng tỏ cho mọi người biết là em trân trọng sự giúp đỡ của các mạnh thường quân, của cộng đồng xã hội. Tiền cho em là để ổn định cuộc sống, tạo dựng tương lai, vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Em ở tuổi vừa thành niên thì gia đình là lớn nhất, gần nhất và trước hết, trên hết là cha, mẹ, anh, em ruột thịt của mình chứ không phải là gia đình bạn gái. Bất hiếu, ngược đãi mẹ ruột của mình dù với bất cứ lý do gì đều không thể chấp nhận được”, độc giả Ngọc Diệp (TP.HCM), gửi lời khuyên nhủ đến Hào Anh.

 
Hào Anh cần sự giáo dục, uốn nắn để đi đúng đường - Ảnh: Gia Bách

Hay một bạn đọc ở Hà Nội cũng gửi gắm tâm sự: Hào Anh à, cái quý nhất của con người là chân thành và dũng cảm đối mặt với hoàn cảnh. Hãy kiếm cho mình một nghề và sống bằng nghề của mình. Mười tám tuổi, con còn nhỏ để suy nghĩ chín chắn, thời gian sẽ giúp con chín chắn hơn. Chúc con thành công...

Bên cạnh đó, vấn đề được nhiều người quan tâm đến câu chuyện Hào Anh đặt ra là trách nhiệm của gia đình và chính quyền địa phương trong việc giáo dục, uốn nắn cho cậu bé phát triển tốt.

Theo bạn đọc Lê Dân (ngụ Hà Nội): “Sau khi giúp Hào Anh thì chính quyền địa phương và gia đình phải sát sao, hướng dẫn cháu.

Chị Phan Nga (ngụ Vĩnh Long), cho rằng Hào Anh từng bị tổn thương quá nặng nề; mẹ của em ấy do hạn chế về trình độ, cũng không hiểu hết tâm lý phức tạp của con mình; còn chính quyền địa phương, lại càng hời hợt hơn nữa.

“Hào Anh thiếu sự dìu dắt của một cánh tay vững chắc và một trái tim bao dung, một hiểu biết thấu đáo. Cho nên em ấy không tránh khỏi chông chênh. Hy vọng, sau sự việc lần này, các cơ quan hữu quan hãy vào cuộc, cứu lấy em ấy lần nữa để Hào Anh có một cuộc sống bình thường”, chị Nga nêu ý kiến.

Cho “con cá” hay “cần câu”?

Số tiền từ thiện được các mạnh thường quân giúp đỡ thời gian qua đã bị Hào Anh vung vãi không ít, cậu bé cũng đang trượt dốc với những hành vi không đúng đắn. Câu chuyện của Hào Anh đang đặt ra một bài học về cách mà xã hội chúng ta làm từ thiện. Khi mà hầu như những cảnh đời bất hạnh hiện đều chỉ được cho “con cá” chứ không phải “cần câu” và thiếu đi “hướng dẫn sử dụng”. Trong khi, không phải ai cũng đủ trưởng thành, chín chắn để sử dụng “con cá” đó một cách có hiệu quả nhất, tránh cạm bẫy và không để bị lợi dụng, sa ngã, đặc biệt đối với trẻ em.

“Có tiền từ thiện mà sử dụng không đúng mục đích, không cẩn thận sẽ hỏng mất. Nên dùng tiền từ thiện mà học lấy một cái nghề, không được dùng cho mục đích khác” là ý kiến của bạn đọc Nguyen Anh gửi đến Thanh Niên Online.

Theo bạn đọc Ngọc Thành: Giá như, thay vì đưa tiền mặt cho Hào Anh, ta hãy chi trả cho em các lớp học chữ, học nghề, để cho em có hành trang vào đời, thì ứng xử của em sẽ khác. Qua đây xin các bậc làm cha, làm mẹ tương lai hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi cho con chào đời, kẻo xã hội cũng khổ mà các bậc cha mẹ cũng khổ vì chính đứa con của mình do mình không đủ khả năng quan tâm chăm sóc nên đã quăng quật nó, làm nó cũng khổ.

Bạn đọc tên Thùy (TP.HCM) nhìn nhận: Chúng ta đã làm sai, không nên trao tiền cho em ấy như thế, lẽ ra phải quản lý, số tiền từ thiện được xây nhà xong thì gửi tiết kiệm có người giám sát, sử dụng đúng mục đích như đi học, chữa bệnh. Hào Anh ít ăn học mà lại bị ngược đãi từ nhỏ nên mới như vậy. Cần đào tạo nghề, hướng nghiệp cho em để em có thể sống bằng chính sức lao động của mình.

“Lẽ ra nên cho Hào Anh một cần câu, nhưng người ta cho em nhiều cá quá”, anh Văn Tiến (Cần Thơ) nhìn nhận.

Thăm dò thái độ bạn đọc về hành vi của Hào Anh những ngày vừa qua của TNO, cho thấy có hơn 37,7% ý kiến “chia sẻ, cảm thông”. Trong khi số lượng người không thông cảm lên đến hơn 50%, trong đó có các ý kiến “lên án, phê phán” cũng ở mức xấp xỉ với hơn 31,2%. Hơn 10% bạn đọc có ý kiến khác xoay quay trách nhiệm giáo dục, định hướng cho Hào Anh hòa nhập cộng đồng sau bạo hành và làm từ thiện như thế nào cho đúng và hiệu quả.

Nguồn TNO

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap