【tỉ số nhật】TP.HCM: Xác định xây dựng tiêu chí gia đình hạnh phúc là nền tảng bền vững
VHO-Lập Đề án “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc ở TPHCM giai đoạn 2021-2030” nhằm nghiên cứu,ácđịnhxâydựngtiêuchígiađìnhhạnhphúclànềntảngbềnvữtỉ số nhật lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước để hoàn thiện “Bộ tiêu chí Xây dựng gia đình hạnh phúc”, TP.HCM đã trở thành địa phương đầu tiên của cả nước mạnh dạn đi tìm những tiêu chí riêng để đánh giá gia đình hạnh phúc cho riêng địa phương của mình.
TP.HCM đã tổ chức được nhiều hoạt động với các nội dung đa dạng, ý nghĩa thu hút được nhiều đối tượng tham gia vào công tác xây dựng gia đình
Chủ động tìm ra tiêu chí riêng cho gia đình hạnh phúc
Trên cơ sở tham khảo nội dung Bộ tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc (có 33 tiêu chí) và Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch (có 04 mối quan hệ trong gia đình) và những yêu cầu từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh, bằng tinh thần của sự kế thừa, phát huy từ các kết quả nghiên cứu, báo cáo trước đó; đồng thời tranh thủ sự đồng thuận, đồng tình của cả hệ thống chính trị; và sự nỗ lực tìm tòi nghiên cứu; Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM – cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Công tác gia đình thành phố đã nghiên cứu các nội dung của Bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc.
Dự thảo Bộ tiêu chí Xây dựng gia đình hạnh phúc trên địa bàn TP.HCM gồm 5 tiêu chí: Ứng xử trong gia đình; Điều kiện vật chất; Điều kiện tinh thần; Giáo dục; Y tế - chăm sóc sức khỏe. Bộ tiêu chí sẽ là công cụ đo lường hạnh phúc, sự hài lòng của người dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Để Đề án hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, gia đình về Bộ Tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc. Đồng thời có văn bản đề nghị sở, ban, ngành, Mặt trận, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện góp ý dự thảo Bộ tiêu chí.
Tổng hợp chung, ý kiến góp ý tại Hội thảo nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đều cho rằng sự cần thiết ban hành Bộ tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc trên địa bàn Thành phố, hạnh phúc là do chính các thành viên trong gia đình cảm nhận và hài lòng về hạnh phúc gia đình. Các tiêu chí chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc góp phần tạo dựng nên hạnh phúc gia đình. Mặt khác, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật, điện thoại thông minh, Internet … ngày càng tiện lợi hơn cho người dùng khi cần truy cập thông tin, từ đó giúp cho gia đình tiện nghi, đầy đủ hơn. Tuy nhiên, dẫn đến tình trạng các thành viên trong gia đình ít dành thời gian cho sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau, thậm chí có tình trạng gây mất bình đẳng trong ứng xử, thiếu sự quan tâm của các thành viên trong gia đình, việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, mở rộng quan hệ giao lưu kết bạn với nhiều người trên mạng xã hội v.v… cũng là nguyên nhân gây ra nhiều rủi ro, thách thức trong việc duy trì xây dựng gia đình hạnh phúc.
Các tiêu chí nên được đo lường thông qua các câu hỏi cụ thể với thang đo đánh giá mức độ hài lòng được tính điểm từ 0 đến 10 tương ứng với rất không hài lòng đến rất hài lòng … Để đánh giá mức độ gia đình hạnh phúc phải được chính người dân cảm nhận và đánh giá. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện của các tổ chức đoàn thể, các giới và cộng đồng khu dân cư để tổ chức hội thảo khoa học lấy ý kiến góp ý, từ đó đúc kết một cách khách quan, khoa học để hoàn thiện và ứng dụng Bộ tiêu chí vào thực tiễn cuộc sống.
TP.HCM đã tổ chức riêng một Hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, gia đình về Bộ Tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc
100% phường, xã, thị trấn được bố trí kinh phí công tác gia đình
Theo Báo cáo Hoạt động công tác gia đình năm 2021 của Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM sau 3 năm triển khai thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” trên địa bàn TP.HCM tại 2 địa bàn thí điểm: xã Thới Tam Thôn huyện Hóc Môn và phường Tân Hưng Thuận Quận 12. Trong 3 năm thí điểm, Sở Văn hóa và Thể thao đã ban hành 101 văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình. Đánh giá chung 3 năm triển khai thực hiện Bộ tiêu chí cho thấy, năm 2019 là năm đầu tiên triển khai thí điểm đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và người dân đồng tình hưởng ứng. Năm 2020 và năm 2021, các hoạt động liên quan đến Bộ tiêu chí vẫn được triển khai theo hướng dẫn của Bộ VHTTDL nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 nên sự chủ động của địa phương lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động có khác biệt hơn so với các năm trước đó, hình thức được sử dụng để tuyên truyền như: loa phát thanh di động di chuyển qua từng tổ khu phố/ ấp, khu dân cư, công tác tuyên truyền trong thời gian dịch Covid – 19 được sử dụng tuyên truyền bằng hình thức trực quan như: các bảng pa nô, áp phích, lập nhóm zalo theo địa bàn dân cư, tờ gấp...để tuyên truyền đến người dân.
Việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại TP.HCM cũng đã góp phần làm giảm thiểu tình trạng bạo lực. Các vụ bạo lực gia đình đã được kịp thời phát hiện ở các năm qua đều có ở các tầng lớp dân cư, diễn ra ở nhiều khu vực nội thành và ngoại thành.
TP.HCM là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng lớn nhất về dịch Covid-19, trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid - 19, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã kịp thời triển khai tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình bằng hình thức gián tiếp, cụ thể là xây dựng và quay video tiểu phẩm pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình để làm tài liệu tuyên truyền trên hệ thống trang thông tin điện tử và tại cơ sở. Năm nay, do tình hình đại dịch Covid – 19 bùng phát đã làm ảnh hưởng rất lớn tới công tác tuyên truyền tập huấn. Nội dung tập huấn theo chương trình trọng tâm công tác gia đình. Hình thức tuyên truyền tập huấn thay đổi từ các hình thức tuyên truyền trực tiếp sang các hình thức tuyên truyền gián tiếp, online thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, pa nô cổ động, đặc biệt là tuyên truyền các thông tin kịp thời qua nhóm zalo cộng đồng dân cư…Kết quả, đã tổ chức 235 lớp tập huấn cấp huyện với 13.747 lượt người tham dự, 511 lớp tập huấn cấp xã với 19.297 lượt người tham dự. Thực hiện 4.062 pano, áp phích, treo 10.521 băng rôn, phát thanh cố định 25.405 lần, phát thanh lưu động 9.124 lần, in 1.455.740 tờ gấp tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tuyên truyền bằng màn hình led với 1.421 lần….
Xác định công tác gia đình là một trong những lĩnh vực cần được quan tâm nên TP.HCM cũng đã giành kinh phí cho các hoạt động. Năm 2021, kinh phí công tác gia đình cấp thành phố được phân bổ khoảng 1.300.000.000đ. cấp huyện khoảng 70.000.000đ, và 100% phường, xã, thị trấn được bố trí kinh phí công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Họp mặt vinh danh gia đình hạnh phúc tiêu biểu và trẻ em hiếu học nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) do Quận Tân Bình tố chức
Sự chung tay của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể mang lại hiệu quả cao cho công tác gia đình ở TP.HCM
Do tình hình dịch Covid - 19 tái bùng phát, các quận, huyện, thành phố và phường, xã, tùy theo tình hình cụ thể đã tổ chức hoạt động phù hợp với thực tế. Nhiều hoạt động đã được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, điển hình như: Hội nghị chuyên đề “Gia đình: Hạnh phúc và giá trị” (Quận 3); sinh hoạt chuyên đề nội dung về “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”, các kĩ năng trong phòng, chống bạo lực gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc (Quận 4); họp mặt, thăm hỏi, động viên, tặng quà cán bộ nữ chủ chốt, tặng quà nữ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng do dịch bệnh, các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức Hội thi biểu diễn thời trang “Duyên dáng áo dài” (Quận 7); Hội nghị Chuyên đề Ngày Quốc tế Hạnh phúc và chia sẻ kinh nghiệm về gia đình hạnh phúc (Quận 8); Họp mặt vinh danh gia đình hạnh phúc, trẻ em hiếu học (Tân Bình); biên soạn, đăng 03 bài tuyên truyền về: Hãy hành động vì mục tiêu: gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; nâng cao nhận thức và trách nhiệm để phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em; báo động về tình trạng trẻ em bị nghiện điện thoại di động thông minh; nội dung Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (Hóc Môn). Tuyên truyền ý nghĩa các ngày như: Ngày Gia đình Việt Nam 28.6, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình– tháng 6 và Tháng hành động Vì trẻ em với các hình thức đa dạng và phong phú.
Huy động tổng lực của toàn bộ các sở, ban, ngành, đoàn thể… chung tay vào công tác gia đình, thực hiện triển khai thí điểm thành công Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình là một trong những việc làm đi đầu của TPHCM trong các tỉnh, thành phố của cả nước, điều này cho thấy TPHCM đã nhìn thấy tầm quan trọng trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nền tảng của xã hội, vì vậy để xã hội phát triển cần phải xây dựng giá trị văn hoá gia đình bền vững hướng tới gia đình hạnh phúc.
ĐÀO ANH, Ảnh: T.L
( Ứng xử trong Gia đình - Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện)