【thứ hạng của vejle】Sẽ không dùng tiền ngân sách xóa nợ ngân hàng?
Gửi chất vấn từ kỳ họp Quốc hội thứ tư (tháng 11/2012),ẽkhôngdùngtiềnngânsáchxóanợngânhàthứ hạng của vejle mới đây, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã nhận được văn bản trả lời về công ty mua bán nợ.
Ở văn bản chất vấn, đại biểu Hùng đề nghị Thủ tướng cho biết nguyên tắc mua bán, xử lý nợ của công ty mua bán nợ, nguồn tài chính để công ty hoạt động, Chính phủ có dự kiến sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ không? Ông Hùng cũng muốn biết các giải pháp để chống tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động này.
Theo giải thích của đại biểu Hùng, sở dĩ ông gửi chất vấn đến người đứng đầu Chính phủ là bởi trong phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại kỳ họp Quốc hội thứ tư, ông đã đặt câu hỏi về công ty mua bán nợ và được trả lời là đã xây dựng đề án và báo cáo Thủ tướng.
Được ủy quyền của Thủ tướng, Thống đốc Bình cho biết, công ty mua bán nợ hay đúng hơn là công ty quản lý tài sản dự kiến được thành lập là một trong những giải pháp góp phần xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp. Hiện nay, việc thành lập công ty này đang được các cơ quan của Chính phủ nghiên cứu đề xuất theo mô hình chi phí thấp nhất và hạn chế sử dụng vốn của nhà nước cho việc xử lý nợ xấu.
“Dự kiến, Chính phủ không dùng tiền ngân sách để xóa nợ cho các ngân hàng”, theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình. |
Theo Thống đốc, để hạn chế tiêu cực và lợi ích nhóm, hoạt động của công ty này phải đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch, đặc biệt là trong việc định giá nợ, tài sản, thu hồi nợ, chi phí xử lý nợ, phân phối tiền thu nợ và xử lý tài sản, phải được kiểm toán độc lập hàng năm, chịu sự thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật phát hiện được trong xử lý nợ sẽ được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, ông Bình khẳng định.
“Do đề án mới đang trong quá trình nghiên cứu, đề xuất nên sau khi đề án được Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước sẽ báo cáo đại biểu Quốc hội cụ thể hơn về vấn đề này”, Thống đốc hứa.
Tuy nhiên, đại biểu Hùng cho hay ông chưa hài lòng với nội dung trả lời do còn “chung chung”.
Là tâm điểm của nhiều phiên thảo luận và chất vấn tại diễn đàn Quốc hội trong năm 2012, giải quyết nợ xấu không chỉ nằm trong chất vấn của một đại biểu gửi đến người đứng đầu Chính phủ.
Vào tháng 12/2012, trả lời chất vấn của đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Thủ tướng cho biết, việc nghiên cứu thành lập công ty quản lý tài sản nhằm có thêm một công cụ xử lý nợ xấu trong nền kinh tế.
Theo dự thảo đề án, hoạt động của công ty theo nguyên tắc lấy thu bù chi. Nguồn vốn hoạt động thấp hơn nhiều so với số nợ xấu và trong đó ngân sách Nhà nước chỉ tham gia một phần. Nguồn vốn chủ yếu để xử lý nợ xấu là từ phát hành trái phiếu và các công cụ nợ khác. Hoạt động mua, bán nợ của công ty phải công khai, minh bạch. Giá trị tài sản và khoản vay mua, bán được định giá bởi tổ chức chuyên môn độc lập.
Theo VnEconomy