【nhà cái năm】Viện kiểm sát khẳng định có tội, bầu Kiên nói không
Được Tòa cho phép tự bào chữa,ệnkiểmsátkhẳngđịnhcótộibầuKiênnóikhônhà cái năm Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên) cho rằng các luận điểm buộc tội của VKS là thiếu căn cứ gây oan sai cho bị cáo.
Phủ nhận mình là cổ đông lớn
Khác với những lời khai trong phần thẩm vấn, lần tự bào chữa trong phần tranh tụng này, bị cáo Kiên dù vẫn phủ nhận mình là cổ đông lớn, chi phối mọi hoạt động của Ngân hàng Á châu, song bị cáo đã thừa nhận mình có ảnh hưởng nhất định trong ACB.
Bắt đầu vào phần bào chữa, bị cáo Kiên nói: Bản cáo trạng số 10 ngày 10/2/2014, của VKS Nhân dân Tối cao đã nhận định không chính xác với kết luận: “Tôi với tư cách cổ đông lớn, Chủ tịch Hội đồng đầu tư, chỉ đạo toàn diện hoạt động điều hành của ACB. Bị cáo chỉ sở hữu 3,3% cổ phiếu của ACB. Theo Luật, phải sở hữu trên 5% mới là cổ đông lớn. Tôi khẳng định không là cổ đông lớn. Tôi không chỉ đạo, điều hành, quản trị lại ACB với tư cách là cổ đông lớn...” – bị cáo Kiên nhấn mạnh.
Cũng theo bị cáo Kiên, hồ sơ vụ án có những tài liệu liên quan làm rõ tất cả vấn đề là Hội đồng sáng lập của ACB chỉ làm nhiệm vụ tư vấn chứ không có quyền quyết định tại ngân hàng này.
“Tuy nhiên, phải thừa nhận tôi có vị trí rất cao ở ACB. Nếu nói tôi không có ảnh hưởng là đớn hèn, nhưng ở mỗi vị trí tại mỗi thời điểm là khác nhau. Bản chất, 5 năm sau tôi không tham gia hoạt động của ACB, nhưng là chỗ dựa tinh thần cho anh em. Tôi cần phiên tòa làm rõ trách nhiệm của tôi đến đâu trong từng vấn đề...”.
Bào chữa về cáo buộc cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bầu Kiên cho rằng, việc tiếp tục ủy thác gửi tiền sau khi có nghị quyết dừng vào 28/3/2011 là do Ban điều hành ACB đã không chấp hành nghị quyết này.
"Tôi đề nghị xác định ai là người có trách nhiệm trong việc gửi tiền này. Tôi đã đề nghị cách chức Kế toán trưởng của ACB. Ý kiến này không được các thành viên HĐQT đồng tình vì các anh cho rằng phải bảo vệ cán bộ trước. Cho nên đã xảy ra các diễn biến tiếp theo. Tôi đề nghị anh Lý Xuân Hải nên đưa ra giải pháp báo cáo ra đại hội cổ đông để đưa ra ứng xử với sai phạm của từng cá nhân, truy cứu đến đâu, như thế nào. Tôi cũng đã đề nghị với anh Hải là hãy cho tôi dùng 718 tỷ đồng tiền cá nhân để sửa sai cho các thành viên HĐQT, song anh Hải đã không đồng ý. Anh Hải cho rằng, nếu dùng số tiền quá lớn của cá nhân sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp...”.
Bầu Kiên đề nghị Tòa “xác nhận” không lừa đảo
Vẫn trong phần tự bào chữa về cáo buộc tội danh cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bầu Kiên khẳng định: “Biết sai, biết rõ sai, nhưng không phải cố ý làm trái mà là không nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật để ứng xử. Ý kiến cá nhân tôi, Nghị quyết ngày 2/3/2010 là đúng pháp luật vì ACB được hoạt động ủy thác trong lĩnh vực ngân hàng. Còn nguồn gốc số tiền 718 tỷ là lãi thu được từ ủy thác trước đó, nếu có mất thì chỉ giảm lãi chứ không phải thiệt hại gì cho ACB. Các cổ đông của ACB cũng khẳng định điều này. Số tiền này chưa mất và không thể mất, vì bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM đối với Huỳnh Thị Huyền Như chưa có hiệu lực pháp luật...”.
Chuyển sang nội dung tự bào chữa về cáo buộc lừa đảo 20 triệu cổ phiếu của Công ty CP thép Hòa Phát, bị cáo Kiên nói: Ngày 21/5/2012, 20 triệu cổ phiếu này nằm ở đâu, có bị thế chấp không, ai biết? Nó được quản lý ở sổ quản lý cổ đông của Thép Hòa Phát chứ không nằm ở ACBS. Ngày 21/5, Hòa Phát đã là chủ sở hữu toàn bộ số cổ phiếu này, kể cả có hay không có hợp đồng. Tài liệu này được thể hiện bằng chính văn bản trả lời của Hòa Phát. Việc Hòa Phát đã có văn bản đề nghị cơ quan CSĐT làm rõ về số 20 triệu cổ phiếu của Hòa Phát chỉ là phản ứng tự vệ. Họ đã nhận trách nhiệm của họ sai sót nhưng tòa sơ thẩm đã không xem xét nội dung này.
“Tôi đề nghị Tòa xác nhận Nguyễn Đức Kiên không lừa đảo ai, không lừa đảo bạn bè mình.” – bị cáo Kiên nói.
Sau khi nghe quan điểm của các luật sư và các bị cáo tự bào chữa, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa đã có đối đáp tranh tụng.
Về hành vi cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đại diện VKS cho rằng, bị án Trần Ngọc Thanh đại diện ACBI ký với Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát. Tại điểm 1 của hợp đồng này, Công ty ACBI cam kết đảm bảo số cổ phần được chuyển nhượng thuộc sở hữu hợp pháp của ACBI, chưa chuyển nhượng và không có tranh chấp. Do vậy, ngày 27/6, Hòa Phát đã chuyển tiền vào tài khoản và ACBI đã chi hết số tiền nhưng vẫn không thực hiện việc giải chấp do lãnh đạo ACB không đồng ý giải chấp.
Ngày 7/9/2012, CQĐT có công văn yêu cầu ACBI chuyển lại số tiền 264 tỷ đồng đã nhận, nhưng doanh nghiệp này chỉ còn 53 tỷ đồng. Như vậy có đủ căn cứ để khẳng định Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
VKS khẳng định đầu tư chính là kinh doanh
Đối đáp về cáo buộc kinh doanh trái phép, đại diện VKS giữ quyền công tố cho rằng, trong phần tự bào chữa, bị cáo Kiên tiếp tục đưa ra các khái niệm trong Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... để khẳng định hành vi góp vốn mua cổ phiếu, cổ phần là không phải là kinh doanh là không hợp lý.
“VKS cùng quan điểm với bị cáo về công văn số 6388 của Bộ KH-ĐT về khái niệm kinh doanh. Theo đó, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một số hoặc toàn bộ công đoạn của quá trình đầu tư, nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động đầu tư thông qua giao dịch nhằm mục đích sinh lợi chính là hoạt động kinh doanh. Việc 5 công ty của bị cáo Nguyễn Đức Kiên góp vốn mua cổ phần là hoạt động liên tục nhằm mục đích sinh lời, như vậy có căn cứ để khẳng định đây là hành vi kinh doanh!” - đại diện VKS Tối cao khẳng định.
Đối với Công ty Thiên Nam, DN này được đăng ký năm 1995, thay đổi lần thứ 7 vào năm 2000. Theo quy định của pháp luật, trường hợp thay đổi người đại diện pháp luật thì phải thay đổi đăng ký kinh doanh mới, giấy đăng ký kinh doanh cũ phải nộp lại cho cơ quan cấp phép kinh doanh. Mặt khác, bị cáo Kiên vẫn cho rằng việc kinh doanh trạng thái vàng là mua bán hàng hóa không vi phạm pháp luật.
Tại Điều 2 của hợp đồng 017 có ghi: bên A và bên B đồng ý mua bán trạng thái vàng, nhưng Điều 5 của hợp đồng này có nói tới phí giao dịch. Phí giao dịch chỉ có khi ACB là trung gian giao dịch, càng khẳng định Thiên Nam đã kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài. Tại hợp đồng, có nội dung mua bán trạng thái vàng có thể chuyển đổi thành vàng vật chất, nguyên liệu, như vậy không thể coi là hoạt động phái sinh. Do đó, hoạt động của Thiên Nam là đã kinh doanh mà không có đăng ký kinh doanh...
Về cáo buộc hành vi trốn thuế, theo đại diện VKS, có 3 hợp đồng: Hợp đồng số 01 ngày 25/12 của bà Đặng Ngọc Lan (vợ bầu Kiên) ký với ACB, hợp đồng số 010109 giữa bà Nguyễn Thúy Hương (em gái bầu Kiên) và Công ty B&B và phụ lục hợp đồng ký giữa 3 bên gồm bà Nguyễn Thúy Hương, Nguyễn Đức Kiên và Công ty B&B.
Vi phạm pháp luật tại các hợp đồng này thể hiện như sau: Tại phụ lục hợp đồng, bị cáo Kiên là người đại diện pháp luật của B&B lại nhận ủy thác của bà Hương, đã vi phạm Điều 144 Khoản 5 về phạm vi đại diện ủy quyền. Theo lời khai của vợ và em gái bị cáo Kiên, khẳng định bị cáo đã chỉ đạo ký hợp đồng ủy quyền, và sử dụng giấy tờ không hợp pháp để xác định số thuế phải nộp là vi phạm pháp luật.../.
Luận Danh