【ket qua mexico primera division】Chương trình đổi mới sáng tạo sẽ đưa Doanh nghiệp Việt tiến nhanh
Từ ngày 23-24/10 tại Hà Nội,ươngtrìnhđổimớisángtạosẽđưaDoanhnghiệpViệttiếket qua mexico primera division Bộ Ngoại giao Phần Lan cùng Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức "Diễn đàn Đổi mới sáng tạo - từ chiến lược tới thực hiện". Tại diễn đàn, nhiều vấn đề được bàn luận như chiến lược đổi mới ở Phần Lan, thách thức với chính sách đổi mới của Việt Nam, quản lý của các chương trình quốc gia, các công cụ tài trợ đổi mới, thúc đẩy đổi mới trong khu vực; hợp tác giữa trường đại học - doanh nghiệp...
Tương lai của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của hoạt động đổi mới sáng tạo, làm sao để doanh nghiệp có khả năng tạo ra được những giải pháp mới bước vào thị trường
Tại Việt Nam, IPP là chương trình ODA đầu tiên thí điểm hỗ trợ đối với hoạt động phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo.Chương trình IPP là nỗ lực của hai Chính phủ Việt Nam- Phần Lan nhằm thúc đẩy sự phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, IPP được ra đời trong bối cảnh Việt Nam đang đi vào giai đoạn nước rút thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên có ý nghĩa rất quan trọng. Trong khuôn khổ giai đoạn I của IPP, có trên 300 đề án được đề xuất và đã có 60 dự án được chọn để hỗ trợ tập trung vào 4 hợp phần: phát triển năng lực thể chế; xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo; hỗ trợ các sáng kiến, dự án đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; hợp tác Việt Nam-Phần Lan.
Giai đoạn I (2009- 2014), IPP đã được triển khai và đạt nhiều thành quả đáng khích lệ. Dự án đã thúc đẩy các nhà khoa học đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu, doanh nghiệp kiên trì ứng dụng kết quả vào thực tế cũng như công nghệ mới được nhập khẩu; đồng thời dự án cũng thúc đẩy cơ quan nhà nước ban hành chính sách mới mang tính đổi mới, tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp và nhà khoa học.
Bộ trưởng Nguyễn Quân kỳ vọng, giai đoạn II của IPP sẽ tạo ra những đột phá mới cho ngành khoa học công nghệ Việt Nam, tạo điều kiện gắn kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học cao… Giai đoạn II của Chương trình Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam-Phần Lan (IPP) sẽ được thực hiện với tổng kinh phí dự kiến khoảng 10 triệu Euro.
Chương trình là nỗ lực của hai nước nhằm thúc đẩy sự phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở Việt Nam, góp phần đưa mục tiêu của Việt Nam là cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 với nền kinh tế trí thức và hệ thống đổi mới quốc gia hỗ trợ tích vực cho phát triển kinh tế xã hội. IPP còn giúp tăng hiệu quả mối liên hệ ba nhà: nhà nghiên cứu- nhà doanh nghiệp - nhà quản lý; thúc đẩy sáng tạo đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp.
Duy Anh