【u21 thanh hóa】Phối hợp liên ngành chống xâm hại, bạo lực trẻ em

Phối hợp liên ngành chống xâm hại,ốihợpliênngànhchốngxâmhạibạolựctrẻu21 thanh hóa bạo lực trẻ em

Bảo TrânBảo Trân

(Dân trí) - Trẻ em đang đối mặt với nhiều nguy cơ bị bạo lực, xâm hại. Để tăng cường công tác bảo vệ trẻ, các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp tục phối hợp nhằm tạo sự đồng bộ trong hành động.

Tội phạm xâm hại trẻ em giảm 

Công an tỉnh An Giang cho biết, trong 6 tháng đầu năm, đơn vị thụ lý, điều tra 35 vụ xâm hại trẻ em, liên quan 37 đối tượng, 35 nạn nhân bị xâm hại; so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2023 giảm 12 vụ (35/47 vụ), tỷ lệ giảm 25,5%.

Trong đó, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em xảy ra 29 vụ, chiếm tỷ lệ 82,9%, cố ý gây thương tích trẻ em xảy ra 5 vụ, chiếm tỷ lệ 14,3%, cướp giật tài sản trẻ em xảy ra 1 vụ, chiếm tỷ lệ 2,8%. 

Theo Công an tỉnh An Giang, các đối tượng phạm tội thường nhắm vào nạn nhân là trẻ em sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, gia đình không hoàn hảo (bố mẹ ly hôn, bố mẹ đi làm xa, bố mẹ mắc tệ nạn xã hội vi phạm pháp luật) để tiếp cận. Bằng việc cho lợi ích vật chất, các đối tượng dễ dàng được trẻ em tin tưởng, lợi dụng và xâm hại. 

Ngoài ra, chúng còn lợi dụng sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo... để kết bạn, tiếp cận, đầu độc thông tin, dụ dỗ trẻ em đi đến quan hệ tình dục.

Phối hợp liên ngành chống xâm hại, bạo lực trẻ em - 1

Công an tỉnh An Giang làm việc với đối tượng hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Ảnh: TL).

Thời gian vừa qua, tội phạm xâm hại trẻ em còn có nhóm đối tượng dưới 16 tuổi. Công an tỉnh An Giang đánh giá, đây là nhóm đối tượng thuộc lứa tuổi chưa nhận thức đầy đủ các vấn đề xã hội, đang giai đoạn hình thành nhân cách, suy nghĩ chưa chính chắn, tâm lý hiếu thắng, bốc đồng, có nhu cầu thể hiện mình.

Nhóm đối tượng này cũng thuộc lứa tuổi dễ bị tác động bởi môi trường sống, bị chi phối bởi hành vi ứng xử của những người xung quanh, lối sống thực dụng trên mạng xã hội,... dẫn đến phạm tội nếu không được quản lý, giáo dục kịp thời.

Công an tỉnh An Giang nhận định, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em sẽ tiếp tục phức tạp, mang tính chất nghiêm trọng trong thời gian tới nếu không có các giải pháp cụ thể để bảo vệ trẻ em. Công tác này rất cần sự chung tay của chính quyền các cấp, liên kết giữa nhà trường và gia đình. 

Tăng cường công tác bảo vệ trẻ em 

Công an tỉnh An Giang thông tin thêm, để công tác bảo vệ trẻ em đạt hiệu quả, định kỳ 6 tháng, đơn vị tổ chức đoàn kiểm tra tại địa phương, qua đó lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn mực đạo đức lối sống, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng tội phạm xâm hại trẻ em. 

Ngoài ra, công an tỉnh còn đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Trẻ em năm 2016; Luật An ninh mạng năm 2018; Quy định về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; Luật giáo dục sửa đổi năm 2019 quy định mới tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em tiếp cận với giáo dục các cấp bậc học và giáo dục nghề nghiệp; Luật phòng, chống tác hại của rượu cho người chưa đủ 18 tuổi.

Phối hợp liên ngành chống xâm hại, bạo lực trẻ em - 2

Công tác chăm lo, tuyên truyền bảo vệ trẻ em được các ban, ngành đặc biệt quan tâm (Ảnh: Bảo Kỳ).

Đơn vị cũng làm tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, xây dựng "đường dây nóng", hòm thư tố giác tội phạm. Nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em, đảm bảo mọi hành vi xâm hại tới trẻ em đều được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, không oan sai, không bỏ lọt tội phạm. 

Công an tỉnh An Giang còn phối hợp các ngành tăng cường nắm tình hình, quản lý các trang mạng xã hội, trò chơi trực tuyến có nội dung kích động, cổ súy bạo lực, dâm ô, đồi trụy, trái đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi xâm hại trẻ em, lôi kéo, dụ dỗ người chưa thành niên phạm tội. 

Đơn vị cũng tiếp nhận nhanh, giải quyết nóng đơn tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố về các loại tội phạm xâm hại trẻ em, nhanh chóng vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm. Phối hợp chặt chẽ với tòa án, viện kiểm sát cùng cấp nhằm đảm bảo tiến độ, kết quả giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em, xét xử nghiêm minh đối tượng phạm tội trước pháp luật và răn đe các đối tượng có mưu đồ tấn công trẻ em. 

Triển khai nhiều giải pháp bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

Theo bà Nguyễn Thị Bảo Trân - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang - đơn vị đã chủ động phối hợp các ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, với nhiều hoạt động phong phú.

Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh truyền thông bằng phương pháp sắm vai thể hiện phiên tòa giả định và tọa đàm phòng, chống xâm hại trẻ em tại 7 huyện, thị xã, thành phố.

Phiên tòa đồng thời được trực tiếp trên hệ thống truyền thanh của huyện, xã cho nhân dân theo dõi. Hình thức này được tổ chức từ giữa năm 2023 đã có 1.700 người dân và học sinh tham dự.

Các ban, ngành phối hợp còn tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền như: Tổ chức các hoạt động tập huấn kỹ năng sống, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Phát triển 684 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và 624 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, duy trì tốt 393 địa chỉ tin cậy cộng đồng.

Về phía gia đình, nhiều bậc cha, mẹ, người chăm sóc xem nhẹ việc phòng, chống xâm hại trẻ em, thiếu kiến thức cơ bản về quyền bảo vệ trẻ em mà chỉ tập trung làm kinh tế.

Cùng với công tác tuyên truyền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang đề xuất tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình hiệu quả trong phòng ngừa xâm hại trẻ em, như: Mô hình quản lý trường hợp, mô hình chăm sóc thay thế, mô hình địa chỉ tin cậy; mô hình xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em…