【kèo vn】Thu tiền sử dụng khu vực biển cao nhất 7,5 triệu đồng/ha/năm

tài nguyên biển

Theềnsửdụngkhuvựcbiểncaonhấttriệuđồnghanăkèo vno quy định của dự thảo thông tư, Nhóm hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển có ý nghĩa kinh tế cao hơn thì có mức thu tiền sử dụng khu vực biển cao hơn. Ảnh minh họa: H.Lâm

Thu tại khu vực biển được giao khai thác, sử dụng tài nguyên

Theo Bộ Tài chính, mặc dù đã có Luật Biển và một số văn bản hướng dẫn, nhưng trên thực tế, hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển rất đa dạng, có đặc điểm và ý nghĩa kinh tế, xã hội khác nhau nên việc quy định phương pháp tính tiền sử dụng khu vực biển cho từng hoạt động tương ứng với từng mục đích cụ thể là rất khó khăn, không khả thi và chưa có tiền lệ.

Đồng thời hiện nay, việc thu tiền thuê mặt nước (bao gồm cả mặt nước biển) không thuộc phạm vi quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ (Nghị định 46) quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và hướng dẫn tại Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính.

Do đó, để tránh việc một khu vực biển được giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển chịu nhiều khoản thu có tính chất tương tự nhau (tiền thuê mặt nước, tiền sử dụng khu vực biển), dự thảo Thông tư đề xuất về đối tượng thu, nguyên tắc xác định và thu nộp tiền sử dụng khu vực biển theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 51/2014/NĐ-CP (Nghị định 51).

Theo đó, dự thảo Thông tư này quy định phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền sử dụng khu vực biển khi tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền giao khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo quy định tại Nghị định 51.

Tuy nhiên thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 51, gồm: giao khu vực biển để thăm dò, khai thác dầu khí; giao khu vực biển để khai thác thủy sản, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản; giao khu vực biển để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Đề xuất 5 mức thu

Cũng theo quy định tại dự thảo Thông tư, tiền sử dụng khu vực biển được xác định theo từng Nhóm hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển có điều kiện, đặc điểm và ý nghĩa kinh tế tương tự nhau theo phân loại của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, Nhóm hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển có ý nghĩa kinh tế cao hơn thì có mức thu tiền sử dụng khu vực biển cao hơn.

Đồng thời, tiền sử dụng khu vực biển của mỗi hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển được xác định tương đương với số tiền thuê mặt nước (mặt biển) xác định trong trường hợp được nhà nước cho thuê mặt nước và thu tiền thuê mặt nước theo quy định tại Nghị định 46.

Trên cơ sở khung giá thuê mặt nước do Chính phủ quy định tại Nghị định 46, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Khung tiền sử dụng khu vực biển tương ứng với từng Nhóm hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

Về mức tiền sử dụng khu vực biển tương ứng với từng Nhóm hoạt động, Bộ Tài chính thống nhất với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đề xuất theo 5 mức cụ thể.

Theo đó, nhóm 1: Mức thu tiền sử dụng khu vực biển từ 3 triệu đồng/ha/năm đến 7,5 triệu đồng/ha/năm (tương đương 300 triệu đồng/km2 đến 750 triệu đồng/km2).

Nhóm 2: Mức thu tiền sử dụng khu vực biển từ 4 triệu đồng/ha/năm đến 7,5 triệu đồng/ha/năm (tương đương 400 triệu đồng/km2 đến 750 triệu đồng/km2);

Nhóm 3: Mức thu tiền sử dụng khu vực biển từ 5 triệu đồng/ha/năm đến 7,5 triệu đồng/ha/năm (tương đương 500 triệu đồng/km2 đến 750 triệu đồng/km2);

Nhóm 4: Mức thu tiền sử dụng khu vực biển từ 6 triệu đồng/ha/năm đến 7,5 triệu đồng/ha/năm (tương đương 600 triệu đồng/km2 đến 750 triệu đồng/km2);

Nhóm 5: Mức thu tiền sử dụng khu vực biển từ 3 triệu đồng/ha/năm đến 7,5 triệu đồng/ha/năm (tương đương 300 triệu đồng/km2 đến 750 triệu đồng/km2);

Cũng theo Bộ Tài chính, mức thu tiền sử dụng khu vực biển nêu trên được xây dựng trên cơ sở mức thu tiền thuê mặt nước quy định tại Nghị định 46 và tùy theo tính chất, đặc điểm và khả năng sinh lợi của từng hoạt động sử dụng khu vực biển thì có mức thu tối thiểu khác nhau, còn mức thu tối đa không vượt quá khung giá thuê mặt nước đã được quy định tại Nghị định 46.

Ngoài ra, để chủ động và phù hợp với thực tiễn, tại dự thảo Thông tư quy định trong một số trường hợp đặc biệt, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, đặc điểm, tính chất của hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh quyết định mức thu tiền sử dụng khu vực biển theo thẩm quyền giao khu vực biển đối với một số hoạt động cao hơn mức thu tiền sử dụng khu vực biển nêu trên sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

Theo quy định tại dự thảo Thông tư, các hoạt động sử dụng biển phải nộp tiền sử dụng khu vực biển được phân loại thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Sử dụng khu vực biển để khai thác năng lượng gió, sóng, thủy triều, dòng hải lưu;

Nhóm 2: Sử dụng khu vực biển để xây dựng hệ thống ống dẫn ngầm, lắp đặt cáp viễn thông, cáp điện;

Nhóm 3: Sử dụng khu vực biển để xây dựng các công trình nổi, ngầm, đảo nhân tạo, công trình xây dựng dân dụng trên biển, các hoạt động lấn biển;

Nhóm 4: Sử dụng khu vực biển để xây dựng vùng nước cảng biển, cảng nổi, cảng dầu khí, luồng dẫn vào vùng nước cảng, vùng nước phục vụ hoạt động của cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu biển, xây dựng cảng cá, bến cá; vùng nước phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí, khu neo đậu tàu thuyền du lịch, đón trả khách tham quan của tàu du lịch; thăm dò, khai thác khoáng sản, khai thác nước biển làm mát cho các nhà máy; nhận chìm, đổ thải; trục vớt hiện vật, khảo cổ;

Nhóm 5: Các hoạt động sử dụng khu vực biển khác.

Hoàng Lâm