【kết quả trận real salt lake】Mức phí mới trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp

Doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản có động lực tiếp tục tăng trưởng
Thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu,ứcphímớitronghoạtđộngkiểmdịchvàbảovệthựcvậtthuộclĩnhvựcnôngnghiệkết quả trận real salt lake giả nhãn hiệu tràn về biên giới
Kiểm tra xe giám đốc, phát hiện thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc
Ảnh: Internet.
Phí thẩm định cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có mức thấp nhất từ 300.000 đồng/lần. Ảnh: Internet.

Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Thông tư này cũng áp dụng đối với người nộp phí, tổ chức thu phí và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Bộ Tài chính quy định, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật; thẩm định công nhận hoặc chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm, phòng thử nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh thì phải nộp phí theo quy định tại Thông tư này.

Theo Thông tư này, Tổ chức thu phí sẽ gồm: Cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm dịch thực vật trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương theo quy định pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Về mức thu phí, Bộ Tài chính quy định mức thu phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp được quy định tại Biểu phí ban hành kèm theo thông tư này.

Cụ thể: Phí thẩm định cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có mức thấp nhất từ 300.000 đồng/lần đến cao nhất là 15 triệu đồng/lần.

Phí thẩm định công nhận hoặc chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm, phòng thử nghiệm trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật, có mức từ 5 triệu đồng- 12 triệu đồng/lần. Phí kiểm dịch thực vật lô hàng nhỏ có mức từ 15.000-120.000 đồng/lô…

Theo Thông tư, chậm nhất là ngày 5 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.

Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước, trừ trường hợp quy định. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ, thì được trích lại 70% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 30% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/7/2021 và thay thế Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.