【nhận định trận mexico】“Điểm mặt” rủi ro khi xuất khẩu gỗ vào Mỹ

diem mat rui ro khi xuat khau go vao my

Chế biến gỗ xuất khẩu. Ảnh: Internet

Lo ngại về tính hợp pháp

Trong năm 2015,ĐiểmmặtrủirokhixuấtkhẩugỗvàoMỹnhận định trận mexico Việt Nam xuất khẩu khoảng 1.800 m3 gỗ tròn là gỗ căm xe, gần 3.000 m3 gỗ xẻ là gỗ căm xe với tổng giá trị hai loại khoảng gần 3,2 triệu USD vào Mỹ. Căm xe là gỗ nhập khẩu từ Campuchia và Lào và được khai thác từ những diện tích rừng chuyển đổi (sang cây công nghiệp) hoặc từ các dự án cơ sở hạng tầng như thủy điện, làm đường.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan: Năm 2015 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ đạt 2,64 tỉ USD, cao nhất trong tất cả các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Nhiều mặt hàng gỗ xuất khẩu vào Mỹ có nguồn gốc từ gỗ nhập khẩu. Các loại gỗ được sử dụng phổ biến bao gồm bồ đề, dương, óc chó, thông, dẻ gai… được nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ, Úc, New Zealand. Các nguồn gỗ này là các nguồn gỗ “sạch” về tính hợp pháp và đáp ứng được các yêu cầu về mức độ hợp pháp của gỗ trong các sản phẩm được tiêu thụ tại các thị trường “khó tính” như Mỹ và EU.

Tuy nhiên, theo phân tích của ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia Tổ chức Forest Trends tại buổi tọa đàm “Rủi ro khi xuất khẩu đồ gỗ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA” diễn ra chiều nay (23-5), tại Hà Nội, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ hiện cũng tồn tại một số rủi ro liên quan đến tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu được sử dụng.

Cụ thể, trong năm 2015, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1.800 m3 gỗ tròn là gỗ căm xe, gần 3.000 m3 gỗ xẻ là gỗ căm xe với tổng giá trị hai loại khoảng gần 3,2 triệu USD vào Mỹ. Căm xe là gỗ nhập khẩu từ Campuchia và Lào và được khai thác từ những diện tích rừng chuyển đổi (sang cây công nghiệp) hoặc từ các dự án cơ sở hạng tầng như thủy điện, làm đường.

Quá trình xin phép và thực hiện các dự án này thường liên quan đến một số vấn đề như tham nhũng, vi phạm các quy định có liên quan đến quyền cộng đồng, các khoản thuế, phí và lệ phí. Những vấn đề này làm cho tính pháp lý của gỗ căm xe nhập khẩu vào Việt Nam có nhiều tranh cãi.

Rủi ro về tính hợp pháp của gỗ cũng tồn tại đối với một số sản phẩm thuộc nhóm mã HS 4415 (hòm, thùng, giá kê bằng gỗ), HS 4416 (thùng bằng gỗ), HS 4418 (đồ mộc dùng trong xây dựng, panel gỗ, ván sàn), 4418 (bộ đồ ăn, đồ bếp) và HS 4420 (đồ tượng, khảm, đồ gỗ trang trí).

Cụ thể, trong nhóm 4415 và một số sản phẩm thuộc nhóm 4418 có sản phẩm làm bằng gỗ cao su và gỗ dái ngựa. Gỗ cao su chủ yếu được khai thác từ các khu rừng cao su thanh lý trong nước. Hiện tình trạng pháp lý của nguồn gỗ này vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt đối với các diện tích trước kia là các diện tích rừng tự nhiên. Gỗ dái ngựa là gỗ tự nhiên, được nhập khẩu từ Philippines và Indonesia, với thông tin về tình trạng pháp lý chưa rõ ràng.

“Một số sản phẩm thuộc nhóm HS 4420 được làm từ gỗ căm xe, gỗ dầu và gỗ chiêu liêu. Đây đều là các loại gỗ được nhập khẩu từ Campuchia và Lào, thường có tình trạng pháp lý không rõ ràng. Nguy cơ về vi phạm Đạo luật Lacey (Mỹ) của các doanh nghiệp đang sử dụng các loại gỗ này trong các sản phẩm xuất khẩu đi Mỹ là rất lớn”, ông Phúc nhấn mạnh.

Thiếu thông tin thị trường

Một số chuyên gia nhận định: Trong bối cảnh hội nhập, thiếu thông tin về các yêu cầu của thị trường xuất khẩu là một trong những rủi ro lớn nhất của các doanh nghiệp chế biến gỗ.

Báo cáo tham vấn về “Rủi ro khi xuất khẩu đồ gỗ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA” do Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) phối hợp cùng Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) triển khai từ tháng 1 đến tháng 4-2016, thông qua khảo sát 154 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ cho thấy: Trong số 39/154 doanh nghiệp hiện tại đang xuất khẩu vào Mỹ chỉ có 21 doanh nghiệp (53,8%) biết về Đạo luật Lacey.

Điều này có nghĩa có tới gần 1/2 số doanh nghiệp hiện tại đang xuất khẩu các sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ không nắm bắt được quy định có liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ các sản phẩm tại thị trường này.

Ông Tô Xuân Phúc đánh giá: Tỷ lệ các doanh nghiệp không biết về các quy định của thị trường cao có thể là do một số doanh nghiệp chế biến tại Việt Nam mặc dù có các sản phẩm chế biến được xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, EU tuy nhiên tương tác thực sự với các thị trường này lại là người mua hàng chứ không phải là bản thân doanh nghiệp. Kết quả là các doanh nghiệp thụ động khi tham gia thị trường.

Trên thực tế, theo các chuyên gia, nhằm giảm thiểu và tiến tới loại bỏ các rủi ro trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ, từ khía cạnh doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm và tiếp cận thông tin, đặc biệt là các quy định có liên quan đến các yêu cầu mới của thị trường.

Từ góc độ quản lý, Chính phủ cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua các hoạt động nâng cao tay nghề, tăng chất lượng lao động cập nhật thông tin và khuyến khích áp dụng công nghệ mới trong chế biến và hệ thống quản lý hiện đại; đồng thời có chiến lược khuyến khích chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh theo hướng tạo sản phẩm có hàm lượng lao động chất lượng cao và công nghệ chế biến hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến…