TheépủyquyềnkýtêntrênTờkhainguồngốcxenhậpkhẩpachuca – tolucao giải trình của DN, công ty NK xe máy và ô tô nguyên chiếc về phân phối tại Việt Nam, theo quy định hiện hành thẩm quyền người được ký trên Tờ khai nguồn gốc là Giám đốc (Phó Giám đốc) đơn vị NK. Đối với DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như Công ty Honda thì người có thẩm quyền ký trên Tờ khai nguồn gốc là Tổng Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc).
Tuy nhiên, số lượng xe NK của Honda Việt Nam khá nhiều, mỗi lô hàng khoảng 1.000 chiếc, Tờ khai nguồn gốc cho mỗi chiếc là 3 liên, như vậy mỗi lô hàng phải ký 3.000 lần. Trong khi đó người có thẩm quyền ký trên Tờ khai nguồn gốc của Honda Việt Nam là Tổng Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) thường xuyên đi công tác dài ngày, điều này dẫn đến DN phải để số lượng lớn xe NK tại cảng, phát sinh rất nhiều chi phí liên quan.
Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông quan và giảm thiểu chi phí phát sinh, Honda Việt Nam đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép người được Tổng giám đốc ủy quyền được ký trên Tờ khai nguồn gốc.
Với đề nghị của DN, Tổng cục Hải quan đồng ý việc ủy quyền người ký tên trên Tờ khai nguồn gốc xe ô tô, xe hai bánh gắn máy NK.
Việc ký thừa ủy quyền phải được thực hiện đúng theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP năm 2004 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 09/2010/NĐ-CP năm 2010). Cụ thể: “Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền theo thể thức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức ủy quyền”.