【tỷ số ngoại hạng anh tối qua】Tên Mẹ được đặt cho các tuyến đường
Những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của tỉnh về lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, kéo theo việc hình thành thêm nhiều tuyến đường giao thông để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Có đường thì phải có tên đường, do đó, việc đặt tên đường được lãnh đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện. Theo đó, trong danh mục tên đường của Bình Dương hiện nay, ngoài các nhân vật lịch sử, danh nhân còn có nhiều tên của các bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) trong tỉnh.
TP.Thủ Dầu Một có 2 tuyến đường mang tên mẹ VNAH
Tên 2 mẹ VHAH đã được Hội đồng đặt đổi tên đường TP.Thủ Dầu Một lựa chọn đặt cho các tuyến đường trong số 11 tuyến đường được đặt tên đợt này là mẹ Ngô Thị Lan và Phạm Thị Tân. Việc lựa chọn, đặt tên cho 11 tuyến đường của TP.Thủ Dầu Một đã được HĐND, UBND tỉnh thông qua. Hiện nay, TP.Thủ Dầu Một đang chuẩn bị làm biển tên đường cắm tại các điểm đầu, điểm cuối tuyến đường được khảo sát lựa chọn. Tên mẹ Phạm Thị Tân được đặt cho tuyến đường có chiều dài 773m với điểm đầu là đường Hoàng Hoa Thám (ngã tư Ban Chỉ huy Quân sự TP.Thủ Dầu Một) đến đường Huỳnh Văn Lũy, thuộc phường Phú Lợi; đường Ngô Thị Lan, điểm đầu từ đường Nguyễn Tri Phương ra sông Sài Gòn có chiều dài 390 m, thuộc phường Chánh Nghĩa
Tuyến đường Phạm Thị Tân, thuộc phường Phú Lợi được lấy từ tên của mẹ VNAH
Không chỉ lấy tên các mẹ từ “ngân hàng” tên đường của tỉnh đặt cho các tuyến đường, TP.Thủ Dầu Một còn tìm hiểu về tiểu sử các mẹ và xác định đây là người địa phương, người gắn bó và có công với địa phương. Đối với mẹ Ngô Thị Lan, nguyên là Trung đội phó hậu cần Thủ Dầu Một. Mẹ sinh năm 1935, tại Cẩm Mỹ, Long Khánh, Đồng Nai. Sinh ra ở Đồng Nai nhưng mẹ có thời gian sống, gắn bó và cùng chiến đấu trên mảnh đất Thủ Dầu Một. Sự kiên cường của mẹ là sức mạnh để người con trai duy nhất của mình, anh Đoàn Văn Long tham gia cách mạng. Anh đã dũng cảm hy sinh trong một trận đánh ác liệt với quân thù. Riêng mẹ cũng là một liệt sĩ.
Với mẹ Phạm Thị Tân, SN 1916 tại Thủ Dầu Một. Mẹ nguyên là công an của Thủ Dầu Một. Mẹ cũng là một liệt sĩ và đã được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước mẹ VNAH vào năm 1999. Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, mẹ Tân luôn là người gương mẫu, đi đầu trong việc tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, xóm làng tiếp nối truyền thống cha anh đi trước, đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược. Mẹ có 2 người con đã anh dũng hy sinh đó là anh Nguyễn Văn Tòng, Nguyễn Văn Cư.
Bà Trần Mỹ Lệ, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TP.Thủ Dầu Một nói, việc chọn tên các mẹ đặt tên đường đợt này của TP.Thủ Dầu Một nhằm để nhân dân thành phố ghi nhớ công ơn liệt sĩ, mẹ VNAH của thành phố. Sự cống hiến, hy sinh của các mẹ là vô cùng quý giá, là tài sản tinh thần vô giá trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Đồng thời, giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước trước sự hy sinh lớn lao của người chiến sĩ cách mạng để có được độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
“Ngân hàng” tên đường của tỉnh có tên 19 mẹ VNAH
Theo tìm hiểu của phóng viên báo Bình Dương, không chỉ có TP.Thủ Dầu Một, hiện nay các địa phương trong tỉnh cũng đang quy hoạch thêm nhiều tuyến đường mới. Việc đầu tư xây dựng mới các tuyến đường giao thông là nhu cầu cấp thiết, giúp địa phương quản lý địa bàn tốt hơn, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Và đi đôi với việc hoàn thiện hạ tầng giao thông đó là việc đặt tên đường. Chính vì vậy, nhiều qua năm, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo ngành văn hóa - thể thao và du lịch phối hợp xây dựng danh mục tên đường (hay còn gọi là “ngân hàng” tên đường) của tỉnh. Trong “ngân hàng” tên đường ngoài các nhân vật lịch sử, danh nhân, địa danh quen thuộc còn có tên các mẹ VNAH, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tiêu biểu của tỉnh. Riêng mẹ VNAH có tên 19 mẹ được lựa chọn đó là mẹ Nguyễn Thị Tính, Huỳnh Thị Yến, Bùi Thị Diện, Lê Thị Bông, Lê Thị Biết...
Ông Huỳnh Ngọc Đáng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh cho biết, các mẹ được lựa chọn để đưa vào trong danh sách tên đường là những nhân vật tiêu biểu của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Mỗi tên mẹ được lựa chọn đều có ghi chép lịch sử để các địa phương dễ dàng lựa chọn trong việc đặt, đổi tên đường.
Ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, các địa phương đã thực hiện theo đúng quy trình và tiêu chí đặt, đổi tên đường. Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân. Tuy nhiên, để ghi nhớ công lao của các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của tỉnh, mẹ VNAH, lãnh đạo tỉnh khuyến khích các địa phương lựa chọn nhân vật lịch sử của địa phương. Qua việc tìm hiểu tên các nhân vật lịch sử của tỉnh giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử tỉnh nhà, từ đó nỗ lực học tập, lao động để xứng đáng với sự hy sinh anh dũng của cha ông đi trước.
Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh đã đề nghị Hội Khoa học lịch sử sưu tầm, ghi chép, lưu giữ tiểu sử các nhân vật trong danh mục tên đường để thế hệ trẻ có thể dễ dàng tìm kiếm nguồn tư liệu chính thống. Về phía các địa phương khi chọn tên các nhân vật lịch sử đặt cho tuyến đường thuộc khu vực nào nên niêm yết lấy ý kiến người dân, dán tiểu sử để mọi người biết đến nhân vật đó. Có như vậy, mỗi lần đi trên các tuyến đường với tên những nhân vật lịch sử, danh nhân, người dân càng tự hào và thêm yêu quê hương, đất nước.
TỐ TÂM