Diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Hà Lan |
Diễn đàn do Cơ quan đại diện ngoại giao Hà Lan tại Việt Nam phối hợp với VCCI Cần Thơ và Hiệp hội Doanh nghiệpHà Lan (DBAV) tại Việt Nam tổ chức vào chiều ngày 8/4 tại thành phố Cần Thơ.
Các chủ đề tập trung thảo luận là các giải pháp đổi mới sáng tạo và các kinh nghiệm của Hà Lan trong lĩnh vực nước,úcđẩykinhtếtưnhântrongpháttriểnbềnvữngtạiĐồngbằngsôngCửkết quả các trận giao hữu quốc tế nông nghiệp và hậu cần, thông qua các cơ chế đối tác đa dạng, trong đó có nền tảng kinh doanh bền vững Đồng bằng sông Cửu Long. Nền tảng này được thành lập với sự tham gia của bốn lĩnh vực trọng tâm của Hà Lan (bao gồm nông sản, trồng trọt, nước và hậu cần) và VCCI Cần Thơ.
Theo Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman, khu vực kinh tếtư nhân cần phải hành động nhanh, mạnh hơn để tham gia sâu hơn vào kinh doanh bền vững và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long.
“Chính thành phần kinh tế tư nhân cần phải dẫn đầu trong các hoạt động kinh doanh này. Khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò động lực cho sự thay đổi, các doanh nghiệp là những đơn vị tiên phong trong hành động để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững”, bà Elsbeth Akkermannhấn mạnh.
Hà Lan là đối tác tin cậy và lâu dài của Việt Nam trong quản lý nước, nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các chuyên gia Hà Lan của Royal Haskoning DHV đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam xây dựng bản Quy hoạch tích hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 28/2 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch tích hợp vùng đầu tiên tại Việt Nam.
Về đầu tư, cho đến nay Hà Lan đã đầu tư khoảng 50 triệu USD từ ngân sách nhà nước và nguồn lực tư nhân cho các dự ánvà sáng kiến tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Đại sứ Akkerman cho rằng, nếu các mục tiêu đã được định ra sẵn được theo đuổi hiệu quả, con số đầu tư này sẽ gia tăng đáng kể trong thời gian tới.
“Vai trò quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, sinh thái và xã hội đối với Việt Nam là không thể bàn cãi. Vấn đề này là vấn đề chính yếu của các bên liên quan như Việt Nam, các nước khác trong khu vực và các đối tác quốc tế của Việt Nam, như Hà Lan. Chúng ta có chung mục tiêu: đảm bảo vùng đồng bằng tồn tại bền vững trong tương lai, có khả năng phục hồi về mặt kinh tế và sinh thái. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận thuận thiên, liên ngành và tích hợp”, bà đại sứ cho biết.
Bà cũng tin tưởng rằng Hiệp định EVFTA có thể thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh doanh và Hà Lan mong muốn trở thành đối tác của Việt Nam trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược của hai nước về nước và biến đổi khí hậu, về nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực, thông qua các giải pháp về hậu cần và phân phối cũng như thông qua hợp tác chiến lược với VCCI và DBAV.
Hà Lan, một quốc gia nhỏ nhưng luôn đầu tư đổi mới sáng tạo, là nhà xuất khẩu nông sản lớn thứ hai thế giới, đồng thời là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ hai của Việt Nam.