【bảng xếp hạng cúp quốc gia thổ nhĩ kỳ】Chính phủ Úc sẽ viện trợ 90 triệu USD đầu tư cho ĐBSCL
Ngày 4/10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng lãnh đạo các sở, ngành, tỉnh đã tiếp và làm việc với đoàn công tác Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu Việt Nam - Úc do ông James Deane, Bí thư thứ hai Đại sứ quán Úc, làm Trưởng đoàn.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử (bìa trái) mong muốn đoàn công tác hỗ trợ Cà Mau đầu tư các công trình chống biến đổi khí hậu.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử thông tin, Cà Mau là một trong những địa phương chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Biểu hiện rõ nét nhất là nhiệt độ tăng cao, hạn hán khốc liệt, xâm nhập mặn sâu nội đồng, triều cường và sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến đời sống kinh kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân trong tỉnh.
Trong đó, hệ thống thuỷ lợi chưa được đầu tư đồng bộ, tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ngày càng nặng, có nơi lến đến trên 40%o, làm thiệt hại sản xuất của người dân. Điển hình như ở mùa khô 2015-2016, thiệt hại gần 53 ngàn ha lúa, 158 ngàn ha nuôi trồng thuỷ sản, 1.500 ha cây trồng; sụt lún đất làm hư hỏng 112 km đường giao thông nông thôn; hơn 12.000 hộ dân lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt.
Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, khó lường. Trong 254 km bờ biển thì có đến 187 km bị sạt lở, bình quân mỗi năm mất 300-400 ha đất rừng phòng hộ ven biển.
Trong thời gian qua, tỉnh đã áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống sạt lở, cả giải pháp công trình và phi công trình, như: Kè bản nhựa, kè ngầm tạo bãi, kè áp bờ… với chiều dài trên 58 km, qua đó xử lý khắc phục sạt lở hiệu quả ở những vị trí xung yếu. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Lúa tôm là mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, đang được tỉnh phát triển.
Theo đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đề xuất đoàn quan tâm hỗ trợ Cà Mau xây dựng kè chống sạt lở bờ biển, đê biển để phục hồi đai rừng phòng hộ.
Đặc biệt, mong muốn Chính phủ Úc hỗ trợ đầu tư hạ tầng vùng sản xuất lúa – tôm, đảm bảo sinh kế cho người dân sống trong vùng thiên tai; hỗ trợ các công trình nước sinh hoạt, do tỉnh không trực tiếp thừa hưởng nước từ sông Mê Kông, mà tình trạng xâm nhập mặn ngày càng gia tăng, người dân chuyển sang khai thác nước ngầm ngày càng nhiều, kéo theo gia tăng nguy cơ sụt lún đất.
Đặc biệt, đã qua trại giống tôm Việt - Úc đã phối hợp với Viện CSIRO Úc, gia hóa con tôm sú, bước đầu rất hiệu quả. Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử mong muốn Chính phủ Úc hỗ trợ cho doanh nghiệp hai nước tiếp tục mở rộng nghiên cứu, gia hóa giống cua biển.
Ông James Deane (thứ 2 từ trái sang),Bí thư thứ hai Đại sứ quán Úc, cùng các thành viên đoàn công tác tại buổi làm việc.
Đoàn công tác thông tin, dự kiến trong thời gian tới Chính phủ Úc sẽ có gói viện trợ 90 triệu USD đầu tư cho toàn vùng ĐBSCL hướng tới phát triển bền vững trên 4 lĩnh vực: Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý nhà nước; hỗ trợ sinh kế cho người dân ven biển; hỗ trợ khối tư nhân (đối tác kinh doanh) để hỗ trợ nông dân chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất; hỗ trợ thực hiện công tác bình đẳng giới./.
Trung Đỉnh