88Point

Sức mạnh mới cho Brexit?Tân Thủ tướng Anh nhậm chức, khẳng định Brexit vào ngày 31/10Tân Thủ tướng B ti so real

【ti so real】Tân thủ tướng Anh đối mặt với nhọc nhằn Brexit

Sức mạnh mới cho Brexit?ânthủtướngAnhđốimặtvớinhọcnhằti so real
Tân Thủ tướng Anh nhậm chức, khẳng định Brexit vào ngày 31/10
Tân Thủ tướng Boris Johnson và một nước Anh “ngổn ngang trăm mối”
Tương lai vô hạn định của Brexit
Tân thủ tướng Anh đối mặt với nhọc nhằn Brexit
Tân Thủ tướng Anh Boris Johnson.

Theo tờ Washington Post, trong bối cảnh nền chính trị Anh bị “tê liệt” gần 3 năm qua vì sự chia rẽ sâu sắc trong vấn đề Brexit, người dân đổ dồn hy vọng vào một lãnh đạo mới với những cam kết “mang tinh thần có thể làm được” nhằm chấm dứt sự bế tắc này. Thế nhưng, ông Johnson lại chưa đưa ra được một kế hoạch khả thi về cách thức ông sẽ dẫn dắt “con tàu Brexit” của Anh, điều này cho thấy Chính phủ và đất nước Anh có nguy cơ dấn sâu vào tình trạng hỗn loạn hơn nữa. Ví dụ, ông Johnson khẳng định sẽ vượt qua trở ngại chính gây ra sự chia rẽ và xáo trộn trong nội bộ đảng Bảo thủ. Đó là vấn đề EU muốn Anh ở lại liên minh thuế quan EU cho đến khi tìm được cách thiết lập biên giới chung giữa Bắc Ireland thuộc Anh và Cộng hòa Ireland thuộc EU. Nếu như Chính quyền bà May nỗ lực tháo gỡ bế tắc này thì tân Thủ tướng Anh lại dường như không có một ý tưởng mới mẻ nào cho vấn đề này.

Thách thức lớn nhất đối với ông Johnson sẽ đến vào ngày 31/10 khi Anh phải rời EU có hoặc không có thỏa thuận. Nếu như bà Theresa May cố gắng ít nhất là trì hoãn thời hạn chót của Brexit thì ông Johnson lại nằm trong số những nhân vật kêu gọi rầm rộ tiến hành quá trình này cho dù là Brexit “cứng” hay “mềm”. Ông này cũng khẳng định trong chiến dịch tranh cử lãnh đạo đảng Bảo thủ rằng ông biết cách đạt được một thỏa thuận tốt hơn với Ủy ban châu Âu và ông sẵn sàng một Brexit “cứng” vào ngày 31/10. Thế nhưng, không ai tin rằng Johnson, sẽ có thể “nặn” ra được một thỏa thuận tốt hơn thỏa thuận mà bà May đã nhọc nhằn có được trong vòng 2 năm thương lượng. Ngoài ra, nhiều phân tích của giới học giả cũng như của Chính phủ Anh cảnh báo về một thảm họa kinh tế nếu xảy ra một Brexit “cứng”.

Khi từ chức khỏi nội các của bà May cách đây 1 năm, ông Johnson đã tuyên bố quá lời rằng thỏa thuận Brexit của May “thực sự đưa Anh tiến tới vị thế của một nước thuộc địa”. Còn giờ thì những tuyên bố hùng hồn của ông sẽ “đụng chạm” với chính những thực tế vốn hủy hoại mọi nỗ lực của bà May. EU sẽ không cho phép khôi phục một đường biên giới cứng giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland và sẽ vẫn bám trụ với điều khoản “chốt chặn” vốn hủy hoại thỏa thuận Brexit dưới thời bà May. Một thế đa số ở Quốc hội Anh sẽ vẫn phản đối một Brexit “cứng”. Đảng Bảo thủ lại không có thế đa số ở Quốc hội và thậm chí một lực lượng nhỏ gồm các nghị sĩ nổi loạn phản đối ông Johnson cũng có thể dẫn đến bầu cử mới.

Theo các nhà phân tích, ông Johnson không có đủ tín nhiệm ở Brussels và London để có thể thúc đẩy một quyết định không được đa số đồng thuận, nhất là khi một số nghị sĩ đảng Bảo thủ phản đối Brexit “cứng”. Những người này đang xem xét trình yêu cầu lên Nữ hoàng để gia hạn thời hạn chót ở Brussels nếu ông Johnson đẩy nhanh tiến trình Brexit “cứng”. Thế nhưng, luôn có khả năng là tân Thủ tướng Anh sẽ phải “gió chiều nào theo chiều ấy” và ít nhất ông sẽ chấp thuận kéo dài hạn chót của Brexit nếu cần thiết và có thể thực hiện được. Nếu không, những chính trị gia hoàn toàn hiểu được mối nguy hại mà Anh phải đối mặt với viễn cảnh Brexit “cứng” sẽ không nhượng bộ đối với ông Johnson.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap