您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh

【lịch thi đấu bóng việt nam】Tổ công tác đặc biệt ra tay xử lý vướng mắc cho các dự án đầu tư kinh doanh

88Point2025-01-24 22:01:29【Ngoại Hạng Anh】3人已围观

简介Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh, Tổ trưởng Tổ công lịch thi đấu bóng việt nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh,ổcôngtácđặcbiệtratayxửlývướngmắcchocácdựánđầutưlịch thi đấu bóng việt nam Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy dự ánđầu tư.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trên cơ sở kiến nghị của 56 địa phương, Bộ đã tổng hợp được 214 vấn đề khó khăn, vướng mắc đối với dự án đầu tư kinh doanh.

Trong đó, có 13 vấn đề liên quan đến kiến nghị sửa đổi quy định của Luật, Nghị quyết của Quốc hội; 30 vấn đề kiến nghị sửa đổi quy định của nghị định, thông tư; và 171 vấn đề vướng mắc do cách hiểu chưa thống nhất, cần được hướng dẫn thực hiện.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, các địa phương cũng báo cáo 368 dự án đầu tư kinh doanh có quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng, tác động đến phát triển kinh tế- xã hội gặp khó khăn, vướng mắc trong thời gian dài.

Trong số này, có 264 dự án kiến nghị sửa đổi luật, mà vướng mắc lớn nhất là liên quan đến Luật Đất đai - về thu hồi đất, Luật Nhà ở - về hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, và Luật Đầu tư - về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ cần sửa quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở là có thể tháo gỡ, khơi thông được hàng trăm dự án nhà ở, khu đô thị. Thông tin cho biết, hiện ở TP.HCM có 173 dự án vướng quy định này. Còn ở Hà Nội, con số là 82 dự án.

Liên quan đến vấn đề này, Tổ công tác cho biết, khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư) quy định phải có một phần quyền sử dụng đất mới được thực hiện dự án nhà ở.

Đồng thời, khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở chỉ quy định duy nhất trường hợp “nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại”, không quy định trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc các loại đất phi nông nghiệp khác để lựa chọn nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không thông qua đấu giá, đấu thầu.

Quy định này đã dẫn đến vướng mắc đối với các dự án đề xuất thực hiện trên đất sản xuất - kinh doanh phi nông nghiệp, mặc dù đã được quy hoạch làm nhà ở nhưng không thực hiện được dự án nhà ở thương mại do nhà đầu tư chỉ có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ hoặc các đất phi nông nghiệp khác mà chưa có quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định trên.

Đồng thời, nhà đầu tư cũng không thể điều chỉnh được dự án đầu tư đang thực hiện sang mục đất sản xuất - kinh doanh phi nông nghiệp khác được do dự án không phù hợp với quy hoạch.

Ngoài ra, trường hợp nhà đầu tư chỉ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) thì cũng không thực hiện được dự án nhà ở thương mại.

Nắm bắt vướng mắc này, Tổ công tác đặc biệt đã kiến nghị sửa đổi quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở theo hướng: hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại là nhà đầu tư có quyền sử dụng đất ở hợp pháp hoặc các loại đất khác phù hợp với quy định sử dụng đất hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại.

Hiện nay, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự thảo Luật sửa đổi 10 luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh, trong đó đã đề xuất sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở) theo kiến nghị nêu trên.

Ngoài các dự án kiến nghị sửa luật, thì trong nhóm 368 dự án đầu tư kinh doanh có quy mô lớn này, có 10 dự án kiến nghị xem xét sửa đổi thông tư, nghị định; 94 dự án gặp vướng mắc do cách hiểu chưa thống nhất, chính xác của địa phương.

Bên cạnh đó, báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong thời gian qua, trong khuôn khổ hoạt động của Tổ công tác đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của một loạt dự án.

Trong đó, đáng chú ý có dự án Điện khí LNG Bạc Liêu, vốn đầu tư 4 tỷ USD; Dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội của Công ty Pacific Land Ltd; chuỗi Dự án Khí - Điện Lô B (phần hạ nguồn các nhà máy điện tại Trung tâm Điện lực Ô Môn của Công ty MOECO - Nhật Bản và Công ty PTTEP - Thái Lan)…

很赞哦!(48465)