Cụ thể,ấnđấutấtcảcáckhucôngnghiệpđềucóthiếtchếcôngđoàvđqg ukraine Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi mục tiêu của Đề án. Theo đó, mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn lực của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và nguồn lực của tổ chức công đoàn cùng tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, các cơ sở y tế, giáo dục, siêu thị và các công trình thương mại dịch vụ, công trình văn hóa, thể thao tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chủ động của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức Công đoàn trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, đoàn viên công đoàn, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Về mục tiêu cụ thể, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp các địa phương chuẩn bị điều kiện về đất đai, quy hoạch để đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Cụ thể, giai đoạn 2017 - 2020 đầu tư thí điểm 01 thiết chế công đoàn; giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu triển khai 50 thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Từ năm 2026 trở đi, phấn đấu tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước đều có thiết chế công đoàn.
Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định sửa đổi các quy định về nhiệm vụ và giải pháp về đất đai, xây dựng trong thực hiện Đề án.
Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chủ động xây dựng, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương theo quy định, đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; có cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp; bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, vị trí thuận lợi, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng quy hoạch, kế hoạch, bố trí nguồn vốn từ ngân sách do địa phương quản lý và thu hút các nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các khu nhà ở cho công nhân mua, thuê và thuê mua tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với đầy đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật...
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong thực hiện Đề án.
Thủ tướng Chính phủ quyết định ủy quyền cho các địa phương thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng thiết chế công đoàn./.
Theo Chinhphu.vn