【kết quả giải vô địch dự bị nam úc】Bộ Tài chính đối thoại với hơn 200 nhà đầu tư nước ngoài tại Anh
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngân khố Vương quốc Anh | |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng: Tạo kênh đối thoại thực chất giúp nhà đầu tư Anh quốc hiểu rõ hơn về Việt Nam | |
Bộ Tài chính xúc tiến đầu tư gián tiếp tại Vương Quốc Anh |
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị. |
Hội nghị đã thu hút hơn 200 nhà đầu tư nước ngoài tham dự và đã có sự đối thoại giữa các cơ quan quản lý,ộTàichínhđốithoạivớihơnnhàđầutưnướcngoàitạkết quả giải vô địch dự bị nam úc các doanh nghiệp Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài, cùng với nhiều cuộc gặp song phương đã diễn ra. Nhiều thông tin vĩ mô, chính sách và thực trạng, cũng như định hướng tương lai đã được các đại biểu chuyển tải tới nhà đầu tư.
Phát biểu khai mạc hội thảo trước đông đảo nhà đầu tư quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng đã khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, cũng như quan hệ hợp tác, thương mại Việt – Anh ngày càng tiến triển.
Bộ trưởng cho biết, trong các quốc gia châu Âu, Vương quốc Anh hiện là nhà đầu tư FDI lớn thứ hai (sau Hà Lan) với 267 dự án có tổng vốn đăng ký 3,75 tỷ USD và là đối tác thương mại lớn thứ ba (sau Đức và Hà Lan) của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt 6,77 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2017. Vương quốc Anh đang đứng thứ 15 có đầu tư vào Việt Nam (gần5 tỷ USD).
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết thêm, Việt Nam là nền kinh tế mở, quy mô thương mại đạt 480 tỷ USD năm 2018, gấp hơn 2 lần so với GDP, vốn FDI đăng ký cấp mới đạt 35,46 tỷ USD. Khu vực doanh nghiệp FDI đóng góp 70,7% giá trị xuất khẩu, chiếm gần 20% GDP, tạo ra hàng triệu việc làm cũng như thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng.
Cũng theo Bộ trưởng, với quy mô dân số đang tiệm cận 100 triệu dân, trong đó 60% có độ tuổi dưới 35, Việt Nam có lợi thế về khả năng cung cấp một lực lượng lao động trẻ, dồi dào, có chất lượng với chi phí cạnh tranh. Việt Nam luôn có sự ổn định về chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô; thể chế luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam không ngừng được cải thiện, từng bước phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài, phát triển.
“Việt Nam là quốc gia có độ mở cửa nền kinh tế cao và sẽ kiên định chính sách chủ động hội nhập quốc tế. Chúng tôi đang dần hiện thực hóa duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 GDP bình quân 6,5 - 7%/năm, phát triển bền vững, ổn định, xanh và sạch. Qua đó, tiếp tục giữ vị thế là quốc gia năng động, điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực ASEAN và tham gia sâu hơn, vươn lên cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ Việt Nam ghi nhận và đánh giá rất cao sự tin tưởng và sự hiện diện của các tập đoàn tài chính, các nhà đầu tư Anh quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị đầu tư trực tiếp gần 4 tỷ USD của nhà đầu tư Anh quốc vào Việt Nam chưa phản ánh đúng tiềm năng của Vương quốc Anh khi Vương quốc Anh là một trong 5 nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới (khoảng 300 tỷ USD), đồng thời cũng là nước thu hút đầu tư từ bên ngoài lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, đầu tư gián tiếp của Vương quốc Anh vào Việt Nam hiện nay còn khá khiêm tốn xấp xỉ 1 tỷ USD so với tiềm năng của nhà đầu tư Anh quốc và so với khả năng hấp thụ vốn đầu tư của thị trường Việt Nam. Như vậy, “mảng thị trường tài chính vẫn còn nhiều dư địa mới cho hợp tác giữa hai nước, và còn nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư Anh quốc”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Phát biểu tại Hội thảo, đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward cho biết thêm, các doanh nghiệp hàng đầu của Anh về dịch vụ tài chính đang hoạt động rất có hiệu quả tại Việt Nam. HSBC, Standard Chartered Bank, Aviva và Prudential đã hiện diện rất lâu tại Việt Nam và đang đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế.
Theo Đại sứ, Việt Nam là một nền kinh tế phát triển nhanh nhất toàn cầu (7,1% năm ngoái) nhờ sự mở cửa thương mại. Dân số tương đối trẻ, sự tăng nhanh tầng lớp trung lưu và môi trường chính trị ổn định tiếp tục giúp Việt Nam vượt trội trong khu vực. Đồng thời, sự cam kết của Chính phủ Việt Nam về cải thiện môi trường kinh doanh được phản ánh bằng sự tăng trưởng xếp hạng doanh nghiệp quốc tế, nâng hạng các tổ chức tín dụng và thu hút đầu tư nhiều hơn một số quốc gia trong khu vực.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng mong rằng, sau diễn đàn này, các doanh nghiệp hai nước sẽ có thêm nhiều ý tưởng và dự án hợp tác mới để làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế cũng như quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Vương quốc Anh. “Bộ Tài chính Việt Nam cam kết đồng hành và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước, thành công của các bạn cũng là thành công của chúng tôi”, Bộ trưởng nói.
Cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc phát triển một cách bền vững thị trường chứng khoán. Mặc dù là một thị trường còn trẻ nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt tốc độ phát triển tương đối nhanh. Vốn hóa thị trường cổ phiếu đã tăng gần 17 lần trong vòng 10 năm qua từ mức 22,7% GDP năm 2006 lên mức 78,5% GDP tính đến cuối tháng 6 năm 2019. Tính đến hết quý II/2019, mức vốn hóa thị trường đạt trên 189 tỷ USD, tăng 9,8% so với cuối năm 2018, tương đương 78,5% GDP.
Thông tin cho nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng chính sách trong lĩnh vực chứng khoán, Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới Chính phủ sẽ tập trung sửa đổi Luật chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư hướng tới tạo nền tảng pháp lý thống nhất, thông thoáng nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, khơi thông dòng vốn trong nước và nước ngoài thông qua các giải pháp chính sách về nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ hạng thị trường cận biên lên hạng thị trường mới nổi trên bảng xếp hạng MSCI...