【7m sports】Dự thảo quy định về sử dụng chi phí hòa giải tại tòa án

hòa giải

Dự kiến mức chi cho hòa giải viên/vụ việc hòa giải thành,ựthảoquyđịnhvềsửdụngchiphíhòagiảitạitòaá7m sports tối đa là 1,5 triệu đồng. Ảnh: TL.

Theo đó, dự kiến mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại tòa án như sau: Mức thu cho việc chi hỗ trợ thù lao cho hòa giải viên tại tòa án và chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải, đối thoại tại tòa án là 2 triệu đồng.

Mức thu cho chi phí đi lại, tiền ăn, thuê phòng nghỉ của hòa giải viên khi khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở tòa án theo quy định, được xác định theo chế độ công tác phí trong nước đối với cán bộ, công chức theo quy định.

Mức thu chi phí thuê phiên dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 nghị định này được xác định theo quy định về chi phiên dịch đối với chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế hiện hành.

Thù lao hòa giải viên dự kiến như sau: Hòa giải viên được trả thù lao tối đa 1,5 triệu đồng đối với 1 vụ việc được hòa giải thành, đối thoại thành. Hòa giải viên được trả thù lao tối đa 500.000 đồng đối với 1 vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án nếu đã tiến hành hòa giải.

Tùy vào tính chất phức tạp của từng vụ việc, tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại quyết định mức chi thù lao cho hòa giải viên theo từng vụ việc cụ thể đảm bảo không vượt mức chi tối đa theo quy định tại nghị định này.

Kinh phí, điều kiện bảo đảm tổ chức thi hành nghị định từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dành cho các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo quy định hiện hành.

Đối với các nội dung quy định tại nghị định: Khoản 1 Điều 6 Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án đã quy định: Nhà nước bảo đảm kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án từ ngân sách nhà nước (NSNN) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Do vậy, đối với các trường hợp phải chịu chi phí hòa giải, đối thoại tại tòa án, các nội dung chi quy định tại Nghị định được đảm bảo từ khoản thu chi phí hòa giải, đối thoại tại tòa án; không sử dụng NSNN.

Đối với các trường hợp còn lại, NSNN đảm bảo chi phục vụ công tác hòa giải, đối thoại tại tòa án theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, bao gồm các chính sách chi quy định tại nghị định, như: chi thù lao của hòa giải viên, chi phí khác phục vụ hoạt động hòa giải, đối thoại.

Được biết, Quốc hội đã thông qua Luật Hoà giải, đối thoại tại toà án ngày 16/6/2020; trong đó, đã giao Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp và việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại tòa án. Do vậy, việc xây dựng và trình Chính phủ ban hành nghị định này là cần thiết và có căn cứ pháp lý./.

Minh Anh