Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc gia nhập những tổ chức thương mại toàn cầu,ườiViệtkiếntạonênhànghiệubằngthươnghiệuViệbảng xếp hạng dortmund gặp borussia mönchengladbach Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với hầu hết nền kinh tế chủ đạo đã giúp Việt Nam đạt vị thế “cạnh tranh bình đẳng và sòng phẳng với các đối tác thương mại trên thế giới”. Hiện Việt Nam có nền sản xuất rất đầy đủ, gần như thế giới, nước láng giềng có gì chúng ta có nấy, mặc dù ở trình độ và quy mô khác nhau.
Tuy nhiên, Việt Nam hầu hết là gia công và có tên tuổi, thương hiệu trong việc “gia công” cho các tập đoàn toàn cầu. Hầu hết sản phẩm Made in Viet Nam khi xuất khẩu ra thế giới, đặc biệt là sản phẩm công nghiệp, mang thương hiệu của các tập đoàn toàn cầu như Nike, Zara, H&M, Lacoste, Columbia Sportswear… kể cả các thương hiệu cao cấp, xa xỉ như LV, Hermes, Prada… cũng gia công tại Việt Nam.
Made in VietNam không có nghĩa là sản phẩm thuộc về Việt Nam, của người Việt Nam, ở đây chỉ thể hiện công đoạn gia công/chế biến/lắp ráp cuối cùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Và giá trị gia tăng ở lại chỉ là phần “tiền công có được nhờ việc gia công” cho các thương hiệu toàn cầu.
Đã từ rất lâu việc hội nhập toàn cầu giúp tạo ra những sản phẩm toàn cầu, có sự tham gia của nhiều hơn 1 quốc gia/nền kinh tế vào quá trình kiến tạo sản phẩm, trong đó phần giá trị nhất trong cả chuỗi cung ứng không nằm ở khâu sản xuất/gia công mà nằm ở quy trình “kiến tạo nên thương hiệu, thổi linh hồn vào thương hiệu và giá trị gia tăng nhiều nhất của 1 sản phẩm nằm ở thương hiệu”.
Sâm Angela, Alepas được sản xuất tại Mỹ và xuất khẩu trở lại Việt Nam, bán tại thị trường Việt. Vỏ hộp ghi “Made in USA” như một bảo chứng để người tiêu dùng tin tưởng rằng cái gì của Mỹ cũng sẽ tốt. Nhưng bộ óc tạo ra sâm Angela, Alepas lại là người Việt Nam. Công thức, quy trình sản xuất do người Việt thiết lập, nhà máy có thể đặt ở bất cứ đâu, với quy trình sản xuất và công thức đó, nhưng nếu đặt ở Mỹ, việc bán hàng tại Việt Nam có thể sẽ thuận lợi hơn. Hãy tôn vinh trí tuệ của người Việt Nam góp phần tạo ra sản phẩm này, thay vì gia công thuốc/thực phẩm chức năng cho các hãng lớn, người Việt đã chủ đạo tạo ra brand/thương hiệu “Angela, Alipas”. Tác giả là người Việt Nam.
Nike là thương hiệu của Mỹ, không sở hữu bất cứ nhà máy nào. Nike hợp tác với gần 200 nhà máy tại Việt Nam để sản xuất giày cho Nike, theo tiêu chí, tiêu chuẩn của Nike. Những đôi giày được bán toàn cầu, đều ghi “Made in VietNam” và chắc không người tiêu dùng văn minh nào chỉ vì dòng chữ “Made in VietNam” mà cho rằng mình trở nên kém sang trọng hơn khi so sánh với đồ “Made in USA hay Made in Italy”.
Cửa hàng Giovanni Flagship Store Vincom Bà Triệu.