CTD kịch trần sau tin thay thành viên Hội đồng quản trị
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ,new zealand central league các mã đầu cơ vẫn là những cổ thiếu tăng tốt nhất trong bối cảnh thị trường chung diễn biến lình xình khó chịu. Riêng nhóm VN30 xuất hiện bất ngờ tại CTD khi cổ phiếu này tăng vọt kịch biên độ cuối phiên sáng.
Thông tin đáng chú ý nhất liên quan đến CTD ngày hôm nay và Hội đồng quản trị đã chấp đơn từ nhiệm của 2 thành viên. Thay vào đó là 2 thành viên mới: ông Bolat Duisenov người sáng lập đồng thời làm Tổng giám đốc của Kusto Việt Nam và ông Herwig Guido H.Van Hove Tổng giám đốc của The8th. Đây cũng là hai cổ đông lớn có tiếng nói trong những thông tin về xung đột lợi ích ở CTD những ngày qua.
Sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin dày đặc về những xung đột nội bộ ở CTD, giá cổ phiếu này đã giảm hơn 19% kể từ đầu tháng 6 tới cuối tuần trước. Sau khi có thông tin cơ cấu lại Hội đồng quản trị, nhà đầu tư cho rằng đó có thể là bước đi ổn định lại các mâu thuẫn hiện có. Phiên cuối tuần trước CTD phục hồi tăng 1,3% và đến hôm nay tăng vọt 6,94%.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp tục đi đường riêng và tách khỏi những giao dịch giằng co của nhóm blue-chips. Sàn HSX có 24 cổ phiếu kịch biên độ, trừ CTD thì toàn bộ là các mã nhỏ. Đặc biệt một số mã vừa rơi rất mạnh tuần trước đã lại được đẩy giá phục hồi kịch trần như ITA, QBS, MHC, SCR, TNI, SJF... Có thể thấy rõ là hoạt động đầu cơ vẫn chỉ xoay quanh một số cổ phiếu quen thuộc, trong khi phần còn lại giao dịch vẫn yếu và hầu hết lình xình.
Chỉ số của nhóm VNSmallcap hôm nay chỉ tăng 0,09% nhưng các cổ phiếu tăng thì hầu hết là tăng mạnh, số giảm lại giảm mạnh. Dòng tiền đầu cơ đã không còn kéo giá toàn bộ nữa, nhiều mã tiếp tục bị dòng tiền rút đi nên giá giảm sâu như HQC, CLG, giảm sàn. EVG giảm 6,15%, JVC giảm 6,14%, DLG giảm 5,24%, AMD giảm 4,2%, TSC giảm 4,15%, OGC giảm 3,74%...
Hiện tại nhóm cổ phiếu đầu cơ là những mã duy nhất còn có biên độ tăng lớn do nhận được dòng tiền đầu cơ tiếp tục hoạt động. Đây là những cổ phiếu tạo cảm hứng cho thị trường vì đa số blue-chips không đem lại lợi nhuận được, đồng thời những nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhà đầu tư mới thường ưa thích các cổ phiếu dưới mệnh giá. Hoạt động đầu cơ kiếm lời nhanh cũng là cách giao dịch ưa thích vì chỉ cần quan tâm tới biến động giá mà không cần biết doanh nghiệp đó hoạt động trong lĩnh vực gì, lời lãi ra sao.
Blue-chips lình xình, VHM kéo chỉ số
Chỉ số VN30-Index đại diện các blue-chips sàn HSX đóng cửa tăng 0,21% với 13 cổ phiếu tăng và 14 cổ phiếu giảm. Nhóm này chủ đạo là đi ngang và số tăng giá đều khá yếu. Ngoài CTD, chỉ có VHM tăng 2,35%, TCB tăng 1,22%, SBT tăng 1,72%, MWG tăng 1,66%, MSN tăng 2,28% là đáng kể.
Trong số này, cũng chỉ duy nhất VHM là có hiệu quả cao đối với VN-Index. Cổ phiếu này vốn hóa lớn thứ 3 thị trường sau VIC và VCB. VHM giúp VN-Index tăng hơn 1,7 điểm, tức là khoảng 1 điểm còn lại do tất cả các mã tăng khác bù trừ cho số giảm.
VN-Index hiện chỉ có một vài cổ phiếu cụ thể thay nhau tăng để duy trì xu thế đi ngang, còn không có nhóm cổ phiếu nào mạnh rõ rệt. Nhóm trụ cũng tăng giảm đan xen: VNM tăng 0,35%, SAB giảm 0,18%, GAS tăng 0,69%, VIC giảm 0,41%, VCB tăng 0,12% thì BID giảm 0,36%... Mức tăng ở nhóm blue-chips tăng hôm nay cũng quá yếu.
VN-Index đóng cửa hôm nay đạt 971,28 điểm hoàn toàn nhờ ảnh hưởng của VHM. Nếu như VIC cuối tuần trước đột nhiên tăng kịch trần thì hôm nay đến lượt VHM. Biên độ tăng đã chậm lại và mang tính kỹ thuật nhiều hơn. Chỉ số này vẫn chủ đạo là lình xình đi ngang.
Nhóm blue-chips đã không còn dòng tiền lớn hoạt động nhiều nữa, phiên này sụt giảm giao dịch xuống còn 1.892 tỷ đồng, giảm 14% so với phiên trước. Xu hướng giảm giao dịch tại nhóm này rất rõ, 10 tuần liên tiếp mức khớp lệnh trung bình mỗi ngày đều trên ngưỡng 2.000 tỷ đồng. Hôm nay đã thấp hơn mốc này. Thực tế tuần trước VN30 cũng đã có 2 phiên giao dịch dưới ngưỡng 2.000 tỷ đồng.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
4.353 tỷ đồng (-5%) | 330,6 triệu (-11%) | 512 tỷ đồng (+17%) | 57,4 triệu (+20%) |
Khánh Nhi