【xem lại bóng đá hôm qua】Lo ngại về lạm phát

Tuy nhiên,ạivềlạmpháxem lại bóng đá hôm qua mức tăng của năm 2018 cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, do đó, các chuyên gia cũng cảnh báo cần phải hết sức lưu ý trong việc theo dõi diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng để có thể kiểm soát lạm phát như mục tiêu đề ra.

CPI tăng cao

lo ngai ve lam phat

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Kiểm soát lạm phát là thách thức lớn

Khó khăn, thách thức trong việc kiểm soát lạm phát năm 2018 là rất lớn trong bối cảnh xu hướng tăng lãi suất, giá dầu thô và các hàng hóa cơ bản trên thế giới; ở bên trong chúng ta cần thực hiện lộ trình giá thị trường đối với điện, dịch vụ giáo dục, y tế và cũng phải trung hòa một lượng ngoại tệ lớn đang rót vào nền kinh tế trong điều kiện không gian chính sách hạn hẹp, tâm lý kỳ vọng lạm phát còn lớn. Cần chủ động điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất phù hợp, kết hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để thực hiện bằng được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; chú trọng thời điểm, mức độ điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là về lãi suất để có đối sách phù hợp, kịp thời.

(Trích bài viết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc “Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững”)

lo ngai ve lam phat

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, ngay từ tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã có mức tăng cao, tăng tới 0,51% so với tháng trước. Nguyên nhân là do trong 11 nhóm hàng hóa có tới 10 nhóm tăng giá. Trong đó, tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế với 1,83% (trong đó, riêng dịch vụ y tế tăng 2,34% so với tháng 12/2017 và tăng 38,71% so với tháng 1/2017), tăng thấp nhất là nhóm giáo dục và chỉ duy nhất nhóm bưu chính viễn thông là giảm giá. Sang tháng 2 là tháng trọng điểm của tết Nguyên đán, CPI tiếp tục đà tăng giá với mức tăng 0,73% so với tháng trước. Trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 1,53% chủ yếu do tiêu dùng của người dân trong dịp tết Nguyên đán tăng lên và nhu cầu gạo cho các hợp đồng xuất khẩu. Các nhóm hàng khác như giao thông, đồ uống và thuốc lá, may mặc, mũ nón và giày dép… cũng tăng, góp phần đẩy CPI tăng cao. Trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng, việc CPI tăng cao vào dịp đầu năm là điều không quá lo lắng do diễn biến này chỉ mang tính thời vụ khi trùng dịp đẩy mạnh mua bán nguyên liệu phục vụ cho sản xuất cũng như mua sắm cuối năm âm lịch chuẩn bị cho tết Nguyên đán. Song nếu so sánh với mức tăng của cùng kỳ năm 2017 cũng như các năm gần đây, rõ ràng, CPI đầu năm 2018 đã có diễn biến cần lưu ý.

Theo đó, nếu so với mức tăng 0,51% và 0,73% của hai tháng năm 2018 thì tháng 1 năm 2017, CPI cũng chỉ tăng 0,46% trong khi trùng cả tết Dương lịch, tết âm lịch và tháng 2/2017 CPI cũng chỉ tăng 0,23% so với tháng trước đó. Chưa kể, ngược dòng thời gian, CPI tháng 1/2016 không đổi so với tháng trước đó và CPI tháng 2/2016 cũng chỉ tăng 0,43% với kỳ nghỉ tết Nguyên đán kéo dài. Thậm chí, CPI hai tháng đầu năm 2015 có mức tăng là -0,55%. Nói như vậy để thấy, dù CPI dịp đầu năm tăng là theo quy luật, song mức tăng của năm 2018 là mức tăng đáng kể và câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là lời cảnh báo về diễn biến khó lường của lạm phát năm 2018?

Những lo ngại là không thừa, bởi ngay từ đầu tháng 2, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã cho biết, Thủ tướng lưu ý khi CPI tháng 1 tăng 0,51%, là mức tăng cao so với cùng kỳ. Vì thế, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn nữa trong tăng giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế để bảo đảm CPI tăng dưới 4% trong năm 2018. Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý về vấn đề giá cả hàng hóa trong tháng Tết. Trước mắt chỉ đạo chưa tăng các loại giá, phí có liên quan.

Hết sức lưu ý sức ép lạm phát

Không những vậy, ngay sau khi kết quả phát triển kinh tế - xã hội tháng 2 được công bố, mới đây, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ hết sức lưu ý về sức ép lạm phát năm nay sẽ lớn hơn khi mà giá dầu thô, giá hàng hóa trên thị trường thế giới có xu hướng tăng và việc hấp thụ một lượng ngoại tệ lớn từ FDI, từ đầu tư gián tiếp, kiều hối... Vì thế, Thủ tướng yêu cầu cần có các giải pháp cụ thể, kể cả việc điều chỉnh lộ trình giá thị trường một cách phù hợp, đặc biệt là giá điện, nước, giáo dục, y tế cần được tính toán kỹ.

Trước đó, Trung tâm Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia đã cảnh báo về tình trạng lạm phát tăng cao từ đầu năm sẽ gây khó khăn cho các tháng tiếp theo trong việc kiểm soát lạm phát. Theo đó, CPI ngay từ tháng đầu năm đã tăng cao, dự báo CPI năm 2018 sẽ cao hơn năm 2017 có thể tác động đến tâm lý tiêu dùng, làm giảm tiêu dùng tư nhân, củng cố xu hướng tiết kiệm của hộ gia đình. Cũng theo kịch bản tăng trưởng của Trung tâm Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, với kịch bản cơ sở, nếu tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,71% thì lạm phát duy trì ở mức thấp, khoảng 3,8%. Với kịch bản cao, tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 7%, lạm phát trung bình có thể ở mức 4,8%. Nhưng với kịch bản thấp, khi những giải pháp kích thích tăng trưởng nền kinh tế trong năm 2017 không đạt hiệu quả ngay mà lại gây áp lực lạm phát gây bất ổn vĩ mô (cùng với việc tiếp tục điều chỉnh các loại giá dịch vụ công như y tế, giáo dục và giá điện). Khi đó, nếu cộng hưởng thêm những tác động tiêu cực từ kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ thấp hơn năm 2017, khoảng 6,31% trong khi lạm phát có thể tăng trở lại ở mức 4,2% và có thể còn cao hơn tùy thuộc vào hiệu lực điều hành của các chính sách.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, CPI hai tháng đầu năm tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái là dấu hiệu đáng quan tâm, nhưng chưa phải là dấu hiệu quá lo ngại, bởi mới chỉ là hai tháng đầu năm, chưa thể kết luận cả năm sẽ tăng. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng, năm 2018 lạm phát có khả năng tăng cao hơn năm ngoái. Lý do, theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, là cuối năm 2017 tăng trưởng tín dụng của VIệt Nam khá mạnh, điều này sẽ có độ trễ để tác động đến lạm phát năm 2018. Bên cạnh đó, trong năm 2018 một số mặt hàng tăng giá so với năm ngoái…, tất cả những điều này sẽ tác động tới tình hình lạm phát năm nay. “Vì thế, các cơ quan chức năng cần theo dõi tình hình lạm phát một cách chặt chẽ để có biện pháp thích hợp, đặc biệt là về cung tiền. Nếu lạm phát tiếp tục có xu hướng tăng trong thời gian tới thì cung tiền phải được giới hạn lại. Trong đó, tín dụng phải được siết lại vì tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào tín dụng. Bên cạnh việc hỗ trợ cho tăng trưởng thì dòng tiền qua tín dụng lưu thông trong nền kinh tế cũng chính là mầm mống của lạm phát”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.