Tại dự thảo Nghị quyết về biểu thuế BVMT gửi lấy ý kiến đã đề nghị điều chỉnh mức thuế BVMT đối với than đá như sau: Than antraxit tăng từ 20.000 đồng/tấn lên 30.000 đồng/tấn,ếbảovệmôitrườngđốivớithanđáđềuởmứctốithiểcúp quốc gia chile tăng 10.000 đồng/tấn (khung mức thuế từ 20.000-50.000 đồng/tấn); Than nâu, than mỡ, than đá khác tăng từ 10.000 đồng/tấn lên 15.000 đồng/tấn, tăng 5.000 đồng/tấn (khung mức thuế từ 10.000-30.000 đồng/tấn).
Có một ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế BVMT sẽ gây khó khăn lớn cho ngành than. Bên cạnh đó, sẽ làm tăng chi phí sản xuất than và làm tăng giá thành sản xuất điện, ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế nói chung (các loại thuế, phí hiện nay đang chiếm khoảng 14-15% tổng giá thành than).
Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho rằng, than là một trong những sản phẩm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi sử dụng. Quá trình đốt cháy than cho sản xuất tạo ra khí gây hiệu ứng nhà kính (khí mêtan) và các chất ô nhiễm độc hại khác (carbon dioxide, các hợp chất thủy ngân, lưu huỳnh dioxit, nitơ oxit).
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, xét về thành phần hóa học và mức độ tác động đến môi trường, mức độ ô nhiễm môi trường của than đá cao hơn so với xăng dầu. Kể từ thời điểm Luật thuế BVMT có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2012) đến nay, mức thuế BVMT đối với nhóm than đá đều ở mức tối thiểu trong khung thuế. Cụ thể: Than an-tra-xít: 20.000 đồng/tấn (khung thuế từ 20.000-50.000 đồng/tấn); than nâu, than mỡ, than đá khác: 10.000 đồng/tấn (khung thuế từ 10.000-30.000 đồng/tấn).
Vì vậy, để đảm bảo các nguyên tắc quy định mức thuế BVMT tại Luật thuế BVMT, khuyến khích hơn nữa việc sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than, khuyến khích sử dụng nhiên liệu thay thế, có ảnh hưởng ít hơn đến môi trường, Bộ Tài chính đề nghị giữ đề xuất tăng mức thuế đối với than như đã đề xuất tại dự thảo Nghị quyết./.
Minh Anh