Bệnh nhân là một phi công người Australia,ôngngườiAustraliasuýttửvongkhichuẩnbịlênmákqbd u19 duc 61 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp, hút thuốc lá và dư cân. Bệnh nhân nhập viện vào tối 23/3 tại khoa cấp cứu Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng đau ngực giờ thứ ba, vật vã khó thở.
Các bác sĩ đã thăm khám, đo điện tim, hội chẩn khẩn cấp nhận định viên phi công bị nhồi máu cơ tim cấp, biến chứng rối loạn nhịp tim và sốc tim.
Phi công người Australia tại Bệnh viện Quân y 175 |
Ngay sau khi được xử trí chống sốc, đặt máy tạo nhịp tim hỗ trợ, bệnh nhân được chuyển thẳng vào phòng thông tim để tiến hành thủ thuật can thiệp mạch cấp cứu. Kết quả chụp mạch cho thấy động mạch vành bên phải đoạn gần bị tắc hoàn toàn, mạch máu tổn thương xoắn vặn.
Sau gần 1 giờ thủ thuật, nhánh động mạch vành được tái thông. Triệu chứng đau ngực của người bệnh giảm hẳn, tình trạng rối loạn nhịp và sốc tim cũng dần hồi phục.
Trung tá, bác sĩ CKII Lê Thanh Liêm, Phó chủ nhiệm phụ trách Khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, người bệnh được kịp thời tái tưới máu trong "khung giờ vàng", tức trong khoảng 6 giờ kể từ lúc đau ngực, do đó cơ hội sống cao hơn.
Người bệnh sẽ sớm hồi phục sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng tái hòa nhập với công việc của mình.
Bệnh nhân hiện ổn định, phục hồi tốt. |
Trước đó, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cũng tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân T.V.H. (30 tuổi), bị đau thắt ngực không ổn định, động mạch vành hẹp 80%. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức vùng sau xương ức, có cảm giác nghẹn và khó thở sau khi chơi thể thao.
Anh H. cho biết mình thường cảm thấy những biểu hiện trên khi vận động mạnh, tuy nhiên tần suất đau thắt ngực ngày càng tăng, bị đau ngay cả khi nghỉ ngơi. Tại bệnh viện, anh được thực hiện một số kiểm tra lâm sàng và yêu cầu chụp mạch vành, siêu âm lòng mạch.
Các bác sĩ chẩn đoán đây là dấu hiệu của cơn đau thắt ngực không ổn định, động mạch vành hẹp 80%. Anh H. nhanh chóng được can thiệp bằng phương pháp đặt 1 stent, đồng thời kê toa thuốc điều trị. Sau can thiệp, người bệnh hết đau ngực, khả năng gắng sức cải thiện và nhanh chóng hồi phục.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Trần Hòa, Trưởng Đơn vị can thiệp nội mạch, Bệnh viện Đại học y Dược TP.HCM, đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình của bệnh lý động mạch vành.
Theo nhiều nghiên cứu thống kê, bệnh động mạch vành là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới (khoảng 30%), cao hơn hẳn các bệnh lý khác như nhiễm trùng, bệnh lao, ung thư…
Linh Giao
Cô gái Bắc Giang đột ngột đau ngực dữ dội, được chuyển vào bệnh viện cấp cứu với chẩn đoán nhồi máu cơ tim.