Ngoại Hạng Anh

【kết quả argentina hôm nay】Cần có định hướng, chính sách mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:FDI, động lực tăng trưởng ổn địnhTheo GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài (VAFIE) kết quả argentina hôm nay

can co dinh huong chinh sach moi trong thu hut dau tu nuoc ngoai

FDI, động lực tăng trưởng ổn định

Theo GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, trong 30 năm thu hút FDI, đặc biệt là từ năm 1991 đến nay khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài trở thành động lực tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị sản lượng công nghiệp, dịch vụ, XNK, thu ngân sách nhà nước và tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Cụ thể, trong 26 năm từ 1991 đến 2017 nước ta đã thu hút được 161,959 tỷ USD vốn FDI thực hiện. Giai đoạn 2011- 2016, có thêm nhiều dự án quy mô lớn với vốn đầu tư từ 1 tỷ USD trở lên đã làm cho Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất một số sản phẩm công nghệ cao của thế giới như smartphone, mobilphone, máy tính bảng, công nghệ thông tin.

Năm 2016 khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 50% giá trị sản lượng công nghiệp, trong đó dầu khí, điện tử, smartphone, mobilphone, linh kiện điện tử, thức ăn gia súc, đồ uống... có tỷ trọng cao hơn nhiều; chiếm trên 72% tổng kim ngạch XK mà mặt hàng chủ lực là hàng chế tạo có giá trị gia tăng cao, đóng góp khoảng 20% thu nội địa và 20% GDP.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đánh giá về FDI cần xem xét và đánh giá theo hai chiều gồm cả mặt tích cực và tiêu cực, trong đó nhiều ý kiến cũng thống nhất cho rằng, nguồn vốn FDI chưa thực sự lan tỏa như kỳ vọng. Ông Bùi Tất Thắng, Viện trưởng viện Chiến lược, Bộ KH&ĐT, không ai nghi ngờ về đóng góp của FDI trong tạo việc làm, thu ngân sách, đóng góp GDP… nhưng người ta cũng có quyền nghi ngờ về đóng góp trong từng lĩnh vực. Có thể thấy thời gian vừa qua khu vực FDI đã đáp ứng rất tốt mục tiêu thu hút vốn, giải quyết lao động. Tuy nhiên, còn cần phải làm rõ 2 mục tiêu mà ngay từ đầu chúng ta đã đặt ra là thu hút về công nghệ và tính lan toả mà hiênj nay theo đánh giá là chưa đạt mục tiêu.

Ông Đặng Xuân Quang, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cũng cho rằng, những năm đầu thu hút FDI, nền kinh tế chúng ta còn non trẻ, nền kinh tế tư nhân gần như chưa phát triển, không có vốn đầu tư. Mục tiêu lúc đó là thu hút vốn đầu tư phát triển. Nhưng sau 3 thập kỷ, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc, trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ khối FDI, nay chiếm tới ¼ tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu.

Mặc dù vậy, quá trình thu hút FDI cũng đã bộc lộ ra nhiều hạn chế, tồn tại như vốn vẫn đổ nhiều vào lĩnh vực thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường. Do đó, trong bối cảnh mới, Việt Nam cần xây dựng một chính sách thu hút FDI với những điểm nhấn khác với thời gian qua.

Ưu tiên hút FDI vào công nghệ cao

Theo GS Nguyễn Mại, ngày 4/5/2017 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trên cơ sở đó các bộ đang nghiên cứu điều chỉnh chiến lược phát triển ngành và lĩnh vực ưu tiên để tạo dụng cơ hội mới đẩy nhanh công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại.

Trong bối cảnh đó, cần hình thành định hướng và chính sách mới về FDI. Trước hết, trong khi vẫn coi trọng các ngành nghề thu hút nhiều lao động ở những địa phương còn kém phát triển thì cần ưu tiên thu hút FDI một số ngành và sản phẩm công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, điện tử, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo…

Bên cạnh đó, kiên quyết không lựa chọn dự án FDI tham dụng nhiều lao động, gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính. Đối với các địa phương, vùng kinh tế còn kém phát triển thì có thể lựa chọn dự án thâm dụng lao động như dệt nhuộm, may, da dày nhưng phải bảo đảm đầu tư bảo vệ môi trường.

Cuối cùng, cần coi trọng chính sách kết nối DN FDI với DN trong nước để khắc phục nhược điểm tác động lan tỏa của DN FDI còn hạn chế; phát triển công nghiệp hỗ trợ, tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu, từ đó nâng cao tiềm lực kinh tế của DN trong nước, hướng đến mục tiêu 1 triệu DN tư nhân vào năm 2020, trong đó DNVVN có quy mô lớn hơn nhiều lần hiện tại, có hàng trăm tập đoàn kinh tế tư nhân hoặc hỗn hợp tầm cỡ khu vực và thế giới.

Về vấn đề này, ông Đặng Xuân Quang cho rằng, thứ nhất, yêu cầu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, đây là vấn đề mới mà trước đây chúng ta chưa đặt ra.

Thứ hai, theo ông Đặng Xuân Quang, cần tính tới sự phát triển vượt bậc của khu vực kinh tế trong nước, đặc biệt là lĩnh vực tư nhân. Sự lớn mạnh kinh tế tư nhân sẽ tác động lớn tới chính sách thu hút vốn ngoại trong thời gian tới.

Thứ ba, trình độ kinh tế của chúng ta đang tăng trưởng rất mạnh, tạo ra yêu cầu hoàn toàn khác đối với FDI, thay vì số lượng như trước, nay cần chuyển hướng quan tâm về chất lượng và phát triển bền vững.

Thứ tư, ông Đặng Xuân Quang cho rằng, cần tính tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thực tế, không phải các quốc gia phát triển chưa cao thì không tiếp cận cách mạng công nghệ 4.0 được. Chúng ta vẫn có thể tham gia nếu đi đúng “ngách”. Khu vực FDI đã là một trong những đầu tàu phát triển của nền kinh tế trong 3 thập kỷ qua, và sẽ tiếp tục là động lực giúp chúng ta tham gia sâu hơn vào cách mạng công nghiệp thế hệ thứ 4 trong thời gian tới.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap