10 năm trước,ệuquảcocircngtrigravenhnhờcảitiếnbỏti so sevilla Trường tiểu học Tân Lập được UBND huyện Đồng Phú đầu tư 8 phòng chức năng và 6 phòng học. Điều dễ nhận thấy ở công trình này đó là việc nhà thiết kế đã sử dụng sê-nô mái có ống dẫn nước. Tuy nhiên, do ít được vệ sinh nên lá cây, bụi bặm lâu ngày tích tụ tại sê-nô gây tắc nghẽn đường ống, ứ đọng nước, ảnh hưởng đến kết cấu đáy, dẫn đến thấm tường và trần hộp gen nhà... làm công trình nhanh xuống cấp, mất mỹ quan. Vì vậy, năm 2018, sau khi được UBND huyện giao làm chủ đầu tư xây dựng 12 phòng học mới cho trường, Ban quản lý các dự án huyện đã quyết định thay thế sê-nô mái bằng mái lợp phủ kín. Sau một thời gian sử dụng, công trình được đánh giá cao về khả năng chống thấm.
Công trình có sử dụng sê nô mái thì lá cây, bụi bặm lâu ngày tích tụ gây tắc nghẽn đường ống, ứ đọng nước dẫn đến thấm tường và trần nhà... làm công trình nhanh xuống cấp
Ông Lê Minh Đức, Hiệu trưởng trường cho biết: Theo cách làm của nhà thiết kế bây giờ, người ta sử dụng mái lợp (phủ mái) các phòng học thay thế sê-nô mái trước đây. Khi đưa vào sử dụng, trường thấy hiệu quả hơn nhiều, bền, không thấm nước và cũng tiết kiệm được ngân sách nhà nước. Bởi nếu sử dụng sê-nô mái như trước thì khoảng 5 năm là trường phải sửa lại công trình, chi phí cho mỗi lần sửa chữa cũng hết mấy trăm triệu, còn khi bỏ sê-nô mái thì vấn đề thấm dột vào mùa mưa được giải quyết nên độ bền của công trình được kéo dài, giảm chi phí sửa chữa.
Tương tự, năm 2018, công trình Trường mầm non Hoa Hồng được khởi công xây dựng. Công trình với 18 phòng học cho nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, diện tích xây dựng 1.861,4m2với tổng kinh phí khoảng 20 tỷ đồng và được bàn giao cho Trường mầm non Tân Phú sử dụng. Với công trình này, Ban quản lý các dự án huyện cũng không còn sử dụng sê-nô mái như trước mà thay vào đó là mái lợp ngói phủ kín.
Bà Nguyễn Thị Nhinh, Phó hiệu trưởng Trường mầm non Tân Phú cho biết: Những phòng học đang sử dụng ở trường có sử dụng sê-nô mái lợp che phủ nên mỗi khi mùa mưa thì các phòng học hay bị thấm dột, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. Do đó nhà trường phải sửa chữa chống thấm, chống dột để đảm bảo hoạt động dạy và học. Đối với công trình mới tại Trường mầm non Hoa Hồng (thuộc Trường mầm non Tân Phú), tôi thấy có sáng tạo hơn là không sử dụng sê-nô mái lợp, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa an toàn, đẹp và nhất là không bị thấm dột.
Theo Ban quản lý các dự án huyện Đồng Phú, từ năm 2017 đến nay, tất cả công trình xây dựng do đơn vị làm chủ đầu tư đều đã bỏ sê-nô mái. Đánh giá thực tế cho thấy, hầu hết các công trình khi chưa có ý tưởng bỏ sê-nô mái đều nhanh xuống cấp do thấm dột hộp gen thoát nước, tường bị rêu mốc, trần nhà bị hư hỏng, hệ thống điện hay bị chạm chập. Ngược lại, từ khi áp dụng ý tưởng cải tiến bỏ sê-nô mái, công trình không xảy ra thấm dột, thời gian bảo trì, bảo dưỡng lâu hơn, tuổi thọ dài hơn, tiết kiệm chi phí.
Ông Nguyễn Văn Nghề, Phó giám đốc Ban quản lý các dự án huyện Đồng Phú cho biết: Sau khi bỏ sê-nô, các công trình xây dựng đã tiết kiệm được một phần chi phí đầu tư, vì không phải làm ống nước từ trên mái xuống. Nếu như công trình có sử dụng sê-nô mái thì khoảng tầm 5 năm phải bảo trì, bảo dưỡng, đặc biệt như các đơn vị sử dụng mà quản lý, vận hành không tốt thì thời gian bảo trì bảo dưỡng còn rút ngắn hơn nữa. Khi chúng tôi bỏ sê-nô mái thì thời gian để bảo trì, bảo dưỡng sẽ kéo dài 6, 7 năm, tiết kiệm được chi phí sửa chữa rất lớn.
Sê-nô mái được hiểu đơn giản là máng hứng nước mưa trên mái nhà. Thiết kế này rất được ưa chuộng tại các vùng nông thôn, đã mang lại nguồn nước mưa sinh hoạt cho người dân khi chưa có đủ nguồn nước sạch. Tuy nhiên, tại các công trình trường học, thiết kế này đã cho thấy nhiều bất cập, kém hiệu quả. Vì vậy, sáng kiến cải tiến bỏ sê-nô mái góp phần tăng tuổi thọ công trình và tiết kiệm ngân sách.