【keonhacai,com】Dinh dưỡng cho mẹ bầu
(CMO) Chế độ dinh dưỡng hợp lý của bà mẹ trong thời kỳ mang thai đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi đó là nền tảng, là cơ sở cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ khoẻ mạnh sẽ giúp thai nhi dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong thai kỳ.
Bổ sung nhiều năng lượng
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là 3 tháng cuối. Nếu phụ nữ tuổi sinh đẻ nói chung cần 2.200 Kcal/ngày, phụ nữ có thai 3 tháng cuối phải thêm 350 Kcal (tức 2.550 Kcal/ngày), tương đương 1 chén cơm đầy.
Bổ sung chất đạm và chất béo
Phụ nữ mang thai cần trang bị kiến thức về dinh dưỡng để đảm bảo thai kỳ phát triển toàn diện. |
Bữa ăn cho bà mẹ có thai cần bổ sung chất đạm, chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể trẻ. Chất đạm có vai trò xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới trong cơ thể, vận chuyển ô xy trong máu, đồng thời tạo kháng thể cho hệ thống miễn dịch, giúp mẹ bầu có một thai kỳ khoẻ mạnh, suôn sẻ. Chất đạm cần tăng thêm 15 g/ngày so với bình thường. Chất béo nên chiếm 20% tổng năng lượng (khoảng 40 g). Chất đạm có nhiều trong thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch…
Bổ sung các chất khoáng
Sắt rất cần thiết cho quá trình vận chuyển ô xy và vi chất dinh dưỡng đến bào thai, hỗ trợ quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra, sắt cũng tham gia vào quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu sắt không chỉ khiến bà bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao…, mà còn là nguyên nhân gây sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh… Những thực phẩm giàu sắt như thịt bò, các loại nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt…
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, làm chắc thêm hệ thống xương cho mẹ, đồng thời xây dựng hệ thống xương vững chắc cho thai nhi. Thiếu canxi, cơ thể người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, đau cơ, chuột rút…, nặng hơn nữa là xuất hiện các cơn co giật, biểu hiện của sự tụt canxi huyết. Thai nhi thiếu canxi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, gây ra các dị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp, lùn… Canxi có nhiều trong các loại hải sản như cua đồng, tôm, các loại sữa tươi như sữa bò, sữa dê, sữa bột hay từ nguồn thực vật như vừng, cà rốt…
Kẽm cũng hết sức cần thiết cho phụ nữ, đặc biệt phụ nữ mang thai. Thiếu kẽm gây vô sinh, sẩy thai, sinh non hoặc sinh già tháng, thai chết gần ngày sinh và sinh không bình thường. Nhu cầu kẽm của người mẹ mang thai là 15 mg/ngày. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải sản.
Thiếu iốt ở phụ nữ thời kỳ mang thai có thể gây sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi thiếu iốt nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác. Nhu cầu iốt của phụ nữ mang thai là 175-200 mcg/ngày. Nguồn thức ăn giàu iốt là những thức ăn từ biển như cá biển, sò, rong biển...
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là loại dưỡng chất rất quan trọng với cơ thể con người, giúp tổng hợp ADN và là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh, đặc biệt giai đoạn 3 tháng đầu của thai nhi. Thiếu axit folic dễ gây khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ, khiến thai vô sọ, thoát vị não - màng não, hở đốt sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch, thiếu cân ở trẻ sơ sinh… Vì thế, nhu cầu axit folic ở người mẹ có thai là 300-400 mcg/ngày. Những thực phẩm giàu axit folic như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh (màu xanh càng đậm càng tốt như rau dền, củ cải, bông cải…), đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi…
Vitamin A có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác, tăng cường miễn dịch trong cơ thể. Thiếu vitamin A dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong, gây khô mắt, có thể dẫn đến mù loà vĩnh viễn nếu không được điều trị. Sữa, gan, trứng... là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng được hấp thu và dự trữ trong cơ thể. Tất cả các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, xoài, bí đỏ là những thức ăn nhiều caroten, còn gọi là tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.
Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho. Nếu cơ thể thiếu vitamin D, lượng canxi chỉ được hấp thu khoảng 20%, dễ gây hậu quả như trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp sẽ lâu liền. Phụ nữ có thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt. Nên được bổ sung vitamin D 10 mcg/ngày, sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D.
Vitamin B1 là yếu tố cần thiết để chuyển hoá gluxit. Các loại hạt cần dự trữ vitamin B1 cho quá trình nảy mầm, do đó ngũ cốc và các hạt họ đậu là những nguồn vitamin B1 tốt.
Vitamin B2 tham gia quá trình tạo máu nên nếu thiếu vitamin B2 sẽ gây thiếu máu nhược sắc. Nhu cầu vitamin B2 là 1,5 mg/ngày. Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu...
Vitamin C có vai trò lớn trong việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ bữa ăn, góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong các quả chín. Rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt nhiều trong quá trình nấu nướng.
Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai của người mẹ có vai trò then chốt và là yếu tố quyết định để sinh ra những trẻ sơ sinh mạnh khoẻ, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của trẻ sau này./.
Nguyễn Thị Ngân