Táo tàu có hai loại chính là táo đen và đỏ. Chúng thực chất là cùng một loại nhưng khác nhau về màu sắc do thời điểm thu hoạch không giống nhau. Táo đỏ (Hong Zao) được thu hoạch khi chín và phơi trực tiếp dưới nắng. Táo đỏ đạt chất lượng để sử dụng trong nấu nướng là loại quả dày,ựkhácbiệtgiữatáođỏvàtáođkqbd la galaxy màu đỏ nhạt hoặc màu nâu sẫm, hạt nhỏ và vị ngọt. Táo tàu đen (Hei Zao) được thu hoạch khi chín, sau đó được luộc sơ rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Táo đen có bề mặt bóng, nhăn nheo và vị ngọt.
1. Giá trị dinh dưỡng
Theo ET Today, hàm lượng vitamin C trong táo tàu tươi cao gấp 7 - 10 lần so với cam quýt. Nó chứa các axit amin như axit benic, lysine... cùng 6 loại axit hữu cơ, chẳng hạn axit malic và axit rượu, giàu các nguyên tố vi lượng, bao gồm hơn 36 loại phốt pho, kali, magiê, canxi, sắt, flavonoid. Hàm lượng vitamin C trong táo tàu tươi còn cao hơn "vua vitamin C" là ổi. Vì vậy, táo tàu tươi còn được mệnh danh là "viên vitamin sống" ở Trung Quốc.
Táo đỏ rất giàu vitamin A, vitamin C và vitamin B2.
Còn táo đen chứa vitamin C, protein, chất béo, canxi, sắt... giàu chất xơ và pectin.
2. Lợi ích của táo đen và táo đỏ đối với sức khỏe
Táo đen và táo đỏ không có sự khác biệt nhiều về giá trị dinh dưỡng. Chúng đều mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, táo đen thường có dược tính cao hơn (có mùi thuốc) và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Ngược lại, táo đỏ thường được dùng để nấu nướng, đặc biệt trong các món chè, nước uống giải nhiệt hoặc chưng cùng yến sào. Do vậy, tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn loại táo phù hợp.
- Táo đen: Bồi bổ nội tạng
Táo đen có vị hơi chua. Nó chứa hàm lượng protein, chất béo và nhiều loại vitamin tương đối cao. Loại quả này có tác dụng bổ khí, tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan, tạng phủ trong cơ thể. Nhờ đó, táo đen giúp điều hòa lá lách và dạ dày, nuôi dưỡng lá lách, gan, thận, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Tiêu thụ táo đen thường xuyên có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể bổ sung đủ chất xơ và pectin, thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
- Táo đỏ: Bổ máu
Táo đỏ có vị ngọt hơn táo đen. Táo đỏ rất giàu vitamin A, C và B. Ăn táo đỏ có thể nhanh chóng bổ sung vitamin cho cơ thể và cải thiện khả năng miễn dịch. Chất sắt trong táo đỏ cũng tương đối cao, có tác dụng bổ máu. Nó giúp nuôi dưỡng tim, làm dịu tâm trí, khiến làn da hồng hào hơn, tốt cho tâm trạng của phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
Nó cũng tác dụng bảo vệ gan và tăng cường thể lực. Táo đỏ còn giàu vitamin C cũng như chứa một lượng lớn vitamin P, sắt, axit tannic, protein, chất béo và các nguyên tố khoáng chất khác, chứa đường tự nhiên gồm glucose, fructose, sucrose... Do đó, ăn táo đỏ có thể tăng cường các tế bào miễn dịch của cơ thể.
3. Nhược điểm táo đen, táo đỏ
Bạn không nên ăn quá nhiều vì vỏ táo tàu có hàm lượng chất xơ cao, sẽ gây đầy hơi, khó chịu, đặc biệt đối với những người có đường tiêu hóa yếu. Những người bị táo bón cũng không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, do táo tàu có độ ngọt cao nên nếu ăn quá nhiều và không uống đủ nước sẽ dễ bị sâu răng.
Khi mua táo đỏ, táo đen, hãy chọn những quả còn nguyên vỏ và không có vảy. Tốt nhất không nên mua số lượng lớn, không có ngày sản xuất bên ngoài bao bì. Táo tàu nên tiêu thụ trong khoảng ba tháng sau khi mua, có thể cấp đông để kéo dài thời gian bảo quản hoặc để ngăn mát. Bạn cũng nên chú ý một số điều cấm kỵ khi ăn táo đỏ.
>> Xem thêm Điều gì xảy ra khi uống nước tía tô liên tục trong một tháng?
Hằng Trần(TheoET Today)