La liga

【bxh thuy si】Kiểm soát chặt để chống thất thu thuế hoạt động thương mại điện tử

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Nguồn: Tổng cục Thuế Đồ họa: Văn Chung Phân loại giao dịch, chủ thể để xác định nghĩa vụ thuếÔng Vũ bxh thuy si

Kiểm soát chặt để chống thất thu thuế hoạt động thương mại điện tử

Nguồn: Tổng cục Thuế Đồ họa: Văn Chung

Phân loại giao dịch, chủ thể để xác định nghĩa vụ thuế

Ông Vũ Mạnh Cường - Cục trưởng Cục Thanh tra Kiểm tra Thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, thời gian qua Tổng cục Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để gia tăng hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT). Cụ thể là đã trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số

91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của các sàn giao dịch TMĐT được thực hiện định kỳ hàng quý bằng phương thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Tổng cục Thuế cũng đã báo cáo Bộ Tài chính xây dựng Đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam”, giúp đưa ra các lộ trình cụ thể về triển khai giải pháp tại cơ quan thuế các cấp để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

Đối với công tác hiện đại hóa quản lý thuế, Tổng cục Thuế đã khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) nhằm hỗ trợ các NCCNN đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam; chính thức vận hành Cổng dữ liệu thông tin TMĐT để tiếp nhận thông tin các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn từ các sàn giao dịch TMĐT…

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế thực hiện tốt công tác phối hợp các bộ, ngành để tăng hiệu quả chống thất thu thuế lĩnh vực TMĐT như: phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công thương kết nối, chia sẻ các thông tin về website, ứng dụng TMĐT; làm việc với một số đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông để khai thác, truyền nhận, kết nối thông tin doanh nghiệp (DN) quảng cáo xuyên biên giới, danh sách cá nhân có phát sinh doanh thu từ quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số, DN trong nước có hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông và sử dụng tài nguyên số…

Ông Cường nhấn mạnh, tất cả các hoạt động trên là nhằm phục vụ cho việc phân loại chủ thể tham gia thị trường TMĐT, giúp xác định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể đó. Từ đây, có thể định hình rõ chiến lược xây dựng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ nhất về DN, cá nhân tham gia, xác định rõ nghĩa vụ thuế của từng chủ thể. Việc phân loại giao dịch TMĐT theo chủ quyền đánh thuế của quốc gia, vùng lãnh thổ cũng có ý nghĩa quan trọng trong xác định nghĩa vụ thuế của các chủ thể không có mặt tại Việt Nam.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra

Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo toàn ngành tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với loại hình kinh doanh TMĐT. Đặc biệt chú trọng tới các hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng số của các NCCNN không có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động kinh doanh thông qua các sàn TMĐT.

Thu thập thông tin cá nhân có thu nhập lớn trên các nền tảng xuyên biên giới

Tổng cục Thuế hiện đang phối hợp với Cục An ninh mạng (Bộ Công an) để trao đổi thông tin về các cá nhân nhận thu nhập lớn từ quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới như YouTube, Facebook, TikTok cũng như các cá nhân có hoạt động kinh doanh mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên các trang ‘‘web’’ thương mại điện tử, mạng xã hội, ứng dụng gọi OTT (gọi điện thoại, nhắn tin, âm thanh, hình ảnh) như Facebook, Zalo...

Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cũng đang xây dựng dự thảo Thỏa thuận phối hợp công tác để triển khai các quy định về phối hợp giữa hai cơ quan đã được quy định trong Luật Quản lý Thuế. Tất cả nhằm tăng hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử và hạn chế thấp nhất trình trạng thất thu ngân sách nhà nước ở lĩnh vực này.

Cụ thể vấn đề này, ông Cường cho biết, ngoài việc tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh TMĐT, tổ chức hội nghị, tập huấn chính sách thuế, gửi thư ngỏ của cơ quan thuế nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nắm đầy đủ về nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đối với thu nhập từ hoạt động TMĐT, lãnh đạo ngành Thuế cũng chỉ đạo các cơ quan thuế địa phương thường xuyên thực hiện rà soát, phân loại, theo dõi và cập nhật thông tin các công ty đang tổ chức hoạt động kinh doanh, phát sinh thu nhập từ các hình thức kinh doanh thuộc lĩnh vực TMĐT trong phạm vi địa bàn quản lý theo các nhóm đối tượng.

Cụ thể, DN có thu nhập từ các tổ chức nước ngoài (Google, Fecebook, Apple, Amazone…); DN kinh doanh, bán hàng trực tuyến; DN kinh doanh hoạt động cho thuê nhà trực tuyến thông qua ứng dụng (Booking.com, Agoda...); DN chi trả thanh toán cho các dịch vụ điện tử của đơn vị nhà thầu nước ngoài; DN tổ chức, điều hành sàn giao dịch TMĐT (Lazada, Shoppe…), điều hành ứng dụng trung gian thanh toán (Vnpay, Airpay, Napas…), ứng dụng trung gian vận chuyển (Grap, Baemin…).

Bên cạnh đó là chủ động lập phương án, giải pháp phối hợp với các sở, ban, ngành, ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, các DN hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, truyền thông, thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng để thu thập đầy đủ, kịp thời thông tin của các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm tra hồ sơ tại trụ sở cơ quan thuế, trường hợp phát hiện có rủi ro thì thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế nhằm phát hiện tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT có dấu hiệu cố tình vi phạm pháp luật về thuế, tình tiết phức tạp thì chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật…

ÔNG HÀ VĂN TRƯỜNG - CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ TP. HẢI PHÒNG:

Rà soát, theo dõi và thường xuyên cập nhật thông tin người nộp thuế

Kiểm soát chặt để chống thất thu thuế hoạt động thương mại điện tử

Nhằm tăng cường quản lý về thuế đối với hoạt động TMĐT, Cục Thuế TP. Hải Phòng tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, thực hiện rà soát, phân loại, theo dõi và thường xuyên cập nhật danh sách và đối chiếu thông tin dữ liệu các tổ chức, cá nhân đang hoạt động kinh doanh TMĐT, tham gia sáng tạo nội dung trên các nền tảng trực tuyến trên địa bàn theo các nhóm đối tượng cụ thể như: Tổ chức có thu nhập từ các tổ chức nước ngoài; đơn vị kinh doanh, bán hàng trực tuyến; tổ chức điều hành trung gian vận chuyển COD-logistic… để kịp thời xác định các trường hợp có phát sinh nghĩa vụ kê khai, nộp thuế nhưng chưa thực hiện đăng ký thuế, kê khai nộp thuế theo quy định.

Tăng cường phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan trong việc cung cấp thông tin về hoạt động TMĐT, phối hợp với các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, để thu thập thông tin doanh nghiệp, thu nhập, dữ liệu dòng tiền giao dịch qua tài khoản của các tổ chức trong nước với các công ty nước ngoài sở hữu, vận hành các nền tảng trực tuyến. Đức Việt (ghi)

ÔNG NGUYỄN TIẾN DŨNG - PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH: Thanh tra, kiểm tra để chống thất thu

Kiểm soát chặt để chống thất thu thuế hoạt động thương mại điện tử

Qua rà soát, kiểm tra hộ kinh doanh - cá nhân có hoạt động kinh doanh trên sàn TMĐT từ dữ liệu của Tổng cục Thuế, trong 6 tháng đầu năm 2023, các chi cục thuế thuộc Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện nhiều vi phạm và ra quyết định truy thu, xử phạt với tổng số tiền 85 tỷ đồng. Về dữ liệu thông tin tổ chức, cá nhân có thu nhập từ các tổ chức nước ngoài như Google, Facebook, YouTube, NetFlix… do các ngân hàng thương mại cung cấp theo yêu cầu, cơ quan thuế TP. Hồ Chí Minh cũng phát hiện nhiều vi phạm, với số thuế truy thu, phạt hơn 22,4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cũng tổ chức thanh tra - kiểm tra 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, với tổng số thuế truy thu và xử phạt vi phạm thuế 42,3 tỷ đồng. Theo kế hoạch, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 4 doanh nghiệp trọng điểm trong thời gian còn lại của năm, nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm thuế liên quan đến hoạt động TMĐT, hạn chế thấp nhất tình trạng thất thu cho ngân sách nhà nước. Doãn Thiệu(ghi)

ÔNG TRƯƠNG CÔNG KHOÁI - PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ TP. ĐÀ NẴNG:

Xây dựng, khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu

Kiểm soát chặt để chống thất thu thuế hoạt động thương mại điện tử

Để việc cung cấp thông tin từ các sàn TMĐT được thuận lợi và thuận tiện cho doanh nghiệp, Cục Thuế TP. Đà Nẵng đề xuất Tổng cục Thuế đứng ra làm đầu mối đề nghị các sàn TMĐT cung cấp thông tin về hoạt động TMĐT trên cả nước và phân bổ dữ liệu về cho các cục thuế để thực hiện việc rà soát, quản lý thuế.

Sau khi có thông tin, dữ liệu từ các sàn TMĐT, các đơn vị vận chuyển cung cấp, cục thuế sẽ tiếp tục giao cho phòng, chi cục thuế khu vực, quận quản lý để đối chiếu với tình hình kê khai của các công ty này để thực hiện đưa vào giám sát trọng điểm. Cục thuế liên tục cho rà soát về việc khai, nộp thuế thay cho các nhà thầu nước ngoài có cung cấp dịch vụ liên quan đến TMĐT, kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số… Đồng thời, xây dựng được cơ sở dữ liệu danh sách 335 website TMĐT của doanh nghiệp và danh sách 25 website TMĐT của cá nhân trên địa bàn phục vụ cho việc quản lý thuế và thực hiện kiểm tra, đối chiếu hồ sơ khai thuế.

Trong thời gian tới, cục thuế tiếp tục đẩy mạnh triển khai tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đến tất cả các tổ chức, cá nhân phải thường xuyên rà soát, đôn đốc việc thực hiện kê khai, nộp thuế. Cục thuế cũng yêu cầu đẩy mạnh việc thanh, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh TMĐT nhằm đưa công tác quản lý thuế đối với hoạt động này vào nề nếp… Văn Nam (ghi)

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap