【central coast – câu lạc bộ bóng đá macarthur】Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước chi cho DTQG

Minh bạch hóa chi phí bảo quản là rất quan trọng Ảnh: Hồng Sâm

Xác định rõ hơn vai trò của cơ quan quản lý DTQG chuyên trách

Nhằm thực hiện tốt vai trò của cơ quan quản lý DTQG chuyên trách trong hoạt động DTQG,ângcaohiệuquảsửdụngngânsáchnhànướcentral coast – câu lạc bộ bóng đá macarthur dự thảo Thông tư quy định: Hằng năm, cùng với việc lập kế hoạch DTQG, các bộ, ngành quản lý hàng DTQG lập dự toán thu, chi ngân sách về DTQG theo đúng nội dung kế hoạch DTQG và quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN).

Một trong những quy định đáng chú ý của dự thảo Thông tư hướng dẫn về kế hoạch DTQG và tài chính, NSNN chi cho DTQG đang được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến theo hướng Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) thực hiện phân bổ khoản chi cho mua hàng DTQG và chi cho nghiệp vụ DTQG...

TS. Nguyễn Ngọc Long

Dự thảo thông tư quy định, NSNN chi cho mua hàng DTQG và chi cho nghiệp vụ DTQG bao gồm: chi hoạt động nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng DTQG; chi nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ bảo quản cho bộ, ngành quản lý hàng DTQG được tổng hợp và gửi Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) để thẩm tra, tổng hợp dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương theo quy định của Luật NSNN.

TS. Nguyễn Ngọc Long cho biết, nhằm làm rõ và nâng cao vai trò quản lý nhà nước về DTQG của Bộ Tài chính, trong Luật DTQG có quy định cơ quan quản lý DTQG chuyên trách (Tổng cục DTNN) có nhiệm vụ tham mưu để Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về DTQG.

Cũng theo TS. Nguyễn Ngọc Long, việc mua tăng, mua bù hàng DTQG hàng năm được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách cấp, vốn thu từ bán hàng DTQG và vốn khác theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành DTQG, do hàng hóa cho DTQG có chu kỳ sản xuất dài, giá cả mua hàng DTQG thường biến đổi, không ổn định. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện về vốn cho các đơn vị khi mua hàng DTQG trong Luật có cho phép: trường hợp dự toán ngân sách nhà nước giao cho bộ, ngành để mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch chưa sử dụng hết do chưa mua đủ số lượng hàng dự trữ quốc gia; vật tư, thiết bị, hàng hóa có chu kỳ sản xuất vượt quá năm ngân sách, có tính chất thời vụ; hàng hóa đặc thù phục vụ quốc phòng, an ninh thì được chuyển nguồn ( số dư dự toán) sang năm sau tiếp tục sử dụng để mua hàng DTQG trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Ngoài ra trường hợp dự toán chi cho việc nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, chưa được phê duyệt, thì Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng theo đề nghị của Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia để các cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia triển khai thực hiện.và có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã ứng sau được phê duyệt dự toán.

Điều đáng chú ý là việc thanh toán vốn mua hàng DTQG chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện: Hợp đồng mua hàng DTQG; hàng hoá DTQG đã nhập kho bảo đảm đúng tiêu chuẩn chất lượng, có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định; trường hợp mua hàng nhập khẩu phải gửi kèm hồ sơ nhập khẩu có liên quan; biên bản thanh lý hợp đồng hoặc phiếu nhập kho đối với các trường hợp mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng.

Quản lý tài chính “minh bạch” nâng cao hiệu quả

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, quy định trên không những góp phần làm minh bạch trong việc mua hàng dự trữ mà còn là nhân tố đảm bảo mua đủ hàng DTQG, hàng dự trữ được mua là những mặt hàng hóa đảm bảo chất lượng và quá trình xuất cấp, cứu trợ được tiến hành kịp thời.

Bảo quản hàng DTQG cũng là một trong khâu quan trọng đối với hoạt động DTQG, chính vì vậy hàng năm để bảo quản tốt hàng DTQG, NSNN dành kinh phí cho công tác này cũng không nhỏ. Do đó, để giúp các bộ, ngành, đơn vị sử dụng hiệu quả kinh phí trong công tác này, chi phí bảo quản phân loại theo thời gian thực hiện bao gồm: Chi phí bảo quản lần đầu; chi phí bảo quản thường xuyên; chi phí bảo quản theo định kỳ và các chi phí bảo quản không thường xuyên khác.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Long, chi phí bảo quản bao gồm: Chi phí phục vụ bảo quản: Tập huấn, điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm; khử trùng, công cụ, dụng cụ bảo quản; bốc đảo hàng; ăn ca, bồi dưỡng độc hại; phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí kiểm tra, kiểm định phục vụ bảo quản: công tác phí, phí kiểm định chất lượng; xử lý môi trường; sửa chữa kho tàng, trang thiết bị, công cụ phục vụ bảo quản; hao hụt trong quá trình bảo quản: Lấy mẫu, hao hụt tự nhiên. Việc quy định cụ thể từng danh mục bảo quản như trên sẽ giúp các đơn vị dễ dàng triển khai đáp ứng yêu cầu bảo quản hàng DTQG và quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí bảo quản được cấp.

DTQG là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước để phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa xảy ra với đời sống xã hội; phục vụ an ninh, quốc phòng trong tình huống đột xuất, cấp bách. Với tầm quan trọng đó, việc xây dựng một thông tư hướng dẫn chi tiết về kế hoạch DTQG và tài chính, NSNN chi cho DTQG là rất cần thiết, là công cụ góp phần quản lý sử dụng nguồn lực DTQG ngày càng có hiệu quả cao hơn./.

Chi Linh