【kêt quả bóng đá trưc tuyến】Bộ Tài chính: Sắp có Nghị quyết về giải pháp thuế tháo gỡ khó khăn cho DN

bo tai chinh sap co nghi quyet ve giai phap thue thao go kho khan cho dn

Quang cảnh buổi họp báo.

Điểm lại việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính,ộTàichínhSắpcóNghịquyếtvềgiảiphápthuếtháogỡkhókhăkêt quả bóng đá trưc tuyến Phó Chánh Văn phòng- Bộ Tài chính Phạm Doãn Quân cho biết, 3 tháng đầu năm 2013, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước thực hiện đạt 167.710 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 114.040 tỷ đồng, thu về dầu thô đạt 25.770 tỷ đồng, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 41.150 tỷ đồng.

Tổng chi NSNN 3 tháng đạt 218.385 tỷ đồng. Các nhiệm vụ chi ngân sách được đảm bảo theo đúng dự toán và tiến độ triển khai thực hiện của các chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách; đáp ứng các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, kinh phí phục vụ sản xuất, khắc phục hậu quả thiên tai, bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán.

Về công tác quản lý giá, Bộ Tài chính đã kịp thời hướng dẫn Sở Tài chính các địa phương về việc đăng ký giá, kê khai giá sau khi Luật Giá được ban hành và có hiệu lực từ 1-1-2013.

Đối với một số mặt hàng thiết yếu, trong 3 tháng đầu năm 2013, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương giữ ổn định giá bán xăng dầu thông qua biện pháp cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được sử dụng hoặc tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá; giữ ổn định giá điện, giá than bán cho sản xuất điện, giá nước sạch, giá cước xe buýt được Nhà nước trợ giá…

Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đã triển khai khẩn trương, quyết liệt và đồng bộ các giải pháp về tài chính - ngân sách theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, bước đầu đã tạo được chuyển biến tích cực.

Gần 20 câu hỏi được các phóng viên đặt ra tại cuộc họp báo đều xoay quanh những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm.

Trả lời về việc miễn, giảm thuế, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, tại Nghị quyết 02/NQ-CP, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Quốc hội về các nội dung miễn, giảm thuế. Hiện nay, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp thuế tháo gỡ khó khăn cho DN.

Trong đó, Bộ Tài chính đưa ra nhiều đề xuất cụ thể về thuế TNDN, thuế GTGT. Các nội dung cụ thể của Nghị quyết này và việc sửa đổi Luật Thuế TNDN sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận trong phiên họp ngày 18-4-2013 sắp tới.

Trước quan ngại về tình hình thu ngân sách quý I đạt thấp và giảm so với tiến độ thu của các năm trước, Thứ trưởng Vũ Thị Mai nhấn mạnh, Bộ Tài chính đang hết sức nỗ lực và tập trung triển khai quyết liệt nhiều biện pháp tăng cường quản lý thu như: tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh doanh; rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu; đẩy mạnh chống thất thu và xử lý nợ đọng; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách...

Một vấn đề được khá nhiều báo quan tâm là việc quản lý giá mặt hàng sữa. Trao đổi vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá chia sẻ, hiện nay, với tiêu chuẩn mới của Bộ Y tế, nhiều sản phẩm trước đây được ghi là sữa và đăng ký giá tại Bộ Tài chính, Sở Tài chính đã được DN thay đổi tên gọi và đăng ký với tên gọi mới như: thức ăn công thức, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng...

Cục Quản lý giá đã kiến nghị và gần đây Bộ Công Thương cũng đã tổ chức cuộc họp bàn với một số cơ quan liên quan để bàn phương án quản lý mặt hàng này, đặc biệt trong việc chuẩn hóa tên gọi, chất lượng sản phẩm cũng như giá cả của những mặt hàng mà trước chúng ta gọi là sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, đánh giá tổng thể, chi tiết các mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, xem xét, có thể đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Quốc hội bổ sung, sửa đổi đưa mặt hàng này vào danh mục mặt hàng bình ổn giá nếu cần thiết.

Giải đáp việc vận hành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, hiện nay, Quỹ đang được thực hiện trích lập, sử dụng, quản lý theo quy định tại Thông tư số 234/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Vì vậy, việc trích Quỹ bình ổn giá là chi phí bắt buộc, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của DN. DN đầu mối chỉ được sử dụng Quỹ vào mục đích bình ổn giá xăng dầu trong nước theo chỉ đạo của Liên Bộ Tài chính - Công Thương.

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cùng đại diện các vụ, cục chức năng cũng đã trả lời nhiều các câu hỏi của phóng viên về việc thoái vốn của các DNNN, số tiền gửi ngân hàng của SCIC, các biện pháp đôn đốc nợ đọng thuế...

H.Vân