【ty le keo bd truc tuyen】Kinh doanh giống như “khiêu vũ với bầy sói”
Hồn nhiên nhả chữ...
* Mỗi vai,ốngnhưkhiêuvũvớibầysóty le keo bd truc tuyen hẳn là những kinh nghiệm, ý thức khác nhau. Chị thích mình ở vai nào nhất?
- Hoạt động trong ngành địa ốc, một thị trường mà xã hội dùng hình tượng “khiêu vũ với bầy sói” để ám chỉ, nếu không bản lĩnh thì khó tồn tại. Bản lĩnh của tôi, xin đừng hiểu là tìm cách lừa lọc đối tác, tính cách qua mặt khách hàng, mà là cố gắng hết mức có thể để giữ vững tánh thiện sẵn có của mình.
Tôi nghiệm rằng, con người ta tổng tính thiện và tính ác bằng không, một khi tính thiện chiếm phần lớn (hoặc chiếm hết), thì tính ác không có cơ may trỗi dậy (hoặc chi phối). Vì vậy, sói cũng ta mà người cũng ta. (cười)…
Khi mới bắt đầu học viết, tôi trải lòng mình trên trang giấy như con trẻ nhìn đời: Thương nói thương, ghét nói ghét, giận thì nổi đóa, ưng bụng thì ngọt ngào; với Nhà nước (không ít người gọi là vùng cấm) ngòi viết của tôi cũng hồn nhiên nhả chữ. Bây giờ tuổi đã lớn hơn, từng trải cuộc sống hơn, nhưng cách viết của tôi vẫn không thay đổi.
Nếu hỏi tôi thích vai nhà báo hay kinh doanh, nói thật, tôi thích cả hai. Tôi nghĩ, chính hai tố chất này làm nên TTNT.
* Điều gì đã thôi thúc chị cầm bút?
- Đây là câu hỏi mà tôi cân nhắc nên trả lời hay im lặng. Nói thật, tự thân không thôi thúc tôi cầm bút viết mà vì sức ép từ thầy của tôi.
Trước đây, tôi có cơ may dự thính thường xuyên vào hai nhóm tư vấn vĩ mô (xin phép không nêu tên nhóm). Sau một thời gian cho phép tôi làm “con cò ngóng cổ mà nghe” thầy của tôi yêu cầu “hiểu gì không? Nếu hiểu thì viết bài thu hoạch!”.
Bài thu hoạch đầu tiên của tôi có tên Vết rạn, viết về sự kiện rút tiền hàng loạt ở hệ thống ngân hàng ACB năm 2003, sau đó là các bài Côn Đảo – con báo cái, Đại Liên – Thành phố trẻ, Cởi lốt Chung Vô Diệm cho đô thị Việt Nam, Tiểu thư FDI và kinh tế Việt Nam… Đến bài Câu chuyện của cây Oliu và chiếc Lexus thì được lệnh từ quý thầy cho “tốt nghiệp”, mừng húm!
Để có bài nộp cho thầy mỗi tháng, những người thầy rất rất khó tính, tôi phải đọc tài liệu và tìm số liệu đến mờ con mắt (bây giờ mắt tôi kém là vì vậy). Nhiều đêm tôi ôm máy tính tới sáng, nhiều ngày con số nghiên cứu nhảy nhót trong đầu; nhiều năm liền bài thu hoạch chiếm hết tâm tư tình cảm của tôi.
Hồi đó tôi “ức” thầy của tôi lắm, bây giờ nghĩ lại mới biết ơn. Tôi nguyện, nếu những người thầy của tôi qua đời tôi sẽ để tang như cha ruột của mình vậy.
Doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo |
Những năm đó, đọc xong bài thu hoạch của tôi thầy gửi đăng báo, lại còn tập hợp bài viết lại in thành sách, đó là quyển “Những trang viết của một nữ doanh nhân”. Cái tên Tạ Thị Ngọc Thảo xuất hiện trên văn đàn từ nhân duyên như vậy.
* Chị quan niệm thế nào về việc viết ? Cũng như, sức mạnh của ngòi bút?
- Trong thời chiến cũng như thời bình, viết là một trong những cách góp phần xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc. Viết cũng là một cách chia sẻ trải lòng giữa người với người, giữa giới này với giới khác. Viết còn là cách gạn đục khơi trong tâm hồn của mình và người khác; với tôi, viết còn là thiền.
Ngòi bút được người trí thức coi như là khí giới của mình khi đấu tranh với cái ác, cái suy đồi, cái vô cảm.
Ở đây tôi không đề cập đến loại bồi bút và ngòi bút bị bẻ cong vì tiền, vì lợi ích riêng tư, vì ý đồ thiếu trong sáng.
Bây giờ là thời @, độc giả tinh tế lắm, chỉ lướt mắt qua mươi dòng đã nhận ra tác giả là loại người nào, viết nhằm mục đích gì. Người cầm viết đừng toan tính “qua mặt” độc giả, coi chừng bị điểm mặt...
Hình ảnh doanh nhân còn... phiến diện
* Trên website của mình, 1 trong 5 thông điệp chị chia sẻ về việc dấn thân với ngòi viết là “Mong Nhà nước nhìn nhận đúng vai trò doanh nhân; Muốn trải lòng để được cộng đồng hậu thuẫn”, “Giúp doanh nhân trẻ ít trả giá nhất”. Chị có thể chia sẻ về các thông điệp này...?
- Tôi xin phép trả lời ngắn gọn về ba trong năm thông điệp trên website tathingocthao:
1. “Mong Nhà nước nhìn nhận đúng vai trò doanh nhân”, tôi muốn thêm hai chữ “tư nhân” vào cuối câu này. “Mong” là vì thấy có nhưng chưa đủ.
2. “Muốn trải lòng để được cộng đồng hậu thuẫn”. Đội ngũ doanh nhân tư nhân đã góp phần quan trọng tạo ra sự tăng tốc của nền kinh tế VN mấy thập niên liên tục. Thế nhưng, hình ảnh của doanh nhân tư nhân trên phương tiện truyền thông đôi khi phiến diện, điều này ít nhiều làm hoen ố hình ảnh doanh nhân tư nhân trong góc nhìn của cộng đồng. Đôi khi tôi băn khoăn, có phải vì mâu thuẫn đối kháng?
Và 3. “Giúp doanh nhân trẻ ít trả giá nhất”. Kinh doanh không chỉ học ở trường mà còn là một nghề cha truyền con nối, thầy truyền trò nối. Thực tế trên thương trường cho thấy, không phải tình huống nào cách giải cũng giống nhau như 2 + 2 = 4. Vì vậy, doanh nhân già có trách nhiệm chia sẻ lại kinh nghiệm của mình để giúp doanh nhân trẻ ít phải trả giá.
* Các mảng chị viết rất đa dạng. Chị “thuận tay” và tâm đắc nhất với mảng viết nào?
- Ngoài những bài thu hoạch có tính nghiên cứu chuyên đề, tôi còn được quý thầy khuyến khích viết đề tài văn học - xã hội, tôi viết thử rồi gửi đăng báo, như : Nắng mùa đông, Trăng là gì?, Người làm thuê số 1…, may sao được độc giả chấp nhận; hú hồn. Tuy vậy, tôi biết mảng chắc tay nhất của tôi là kinh tế bất động sản.
* Liệu độc giả tới đây có thể được đọc một tác phẩm mới, tiếp theo “Đừng say điệu nhảy”?
- Quyển “Đừng say điệu nhảy” được ra mắt bạn đọc là nhờ anh Nguyễn Đức Bình và chị Trịnh Bích Ngân ở Nhà xuất bản Văn nghệ TP HCM hối thúc tôi gom bài cho nhà xuất bản in sách. Sau khi in xong “Đừng say điệu nhảy” được chọn để giao lưu trong Hội sách TP.HCM năm 2010.
Bây giờ chị Bích Ngân lại khuyên tôi gom những bài viết từ 2010 - 2013 để xuất bản một quyển sách khác, tôi hứa với chị sẽ bắt tay làm ngay khi thu xếp được thời gian.
Từ vài năm nay, anh Nguyễn Trung và tôi có viết chung quyển “Kinh tế bất động sản”. Chúng tôi phân công nhau : anh viết về bất động sản thế giới, anh đã viết xong; tôi viết về bất động sản VN, tôi viết còn dang dở. Tôi luôn tự hứa sẽ hoàn tất quyển sách này trong thời gian nhanh nhất có thể.
Doanh chủ là nghiệp...
* Vâng, ở cương vị doanh nhân, công việc kinh doanh của chị hiện nay ra sao? Thị trường địa ốc khó khăn có ảnh hưởng đến chị?
- Tôi bước vào kinh doanh địa ốc khi xã hội thấy đất là đất, tôi bước ra khỏi thị trường này khi nhiều người thấy đất là vàng. Khi ta nhìn đất là đất thì ta tỉnh, khi ta nhìn đất là vàng thì ta say.
Bản chất của địa ốc là không dịch chuyển, tuổi thọ cao, đồng vốn lớn, vì vậy thị trường này không có chỗ cho sai và sửa sai. Tôi nghĩ, không chỉ doanh nhân trong thị trường địa ốc không được say trước khi quyết định đầu tư, kinh doanh mà cả những nhà tạo ra cơ chế chính sách, hành lang pháp lý cho thị trường này cũng phải luôn ở trạng thái tĩnh.
Điều gì làm cho các nhà đầu tư ở bờ Tây qua bờ Đông trút vốn tạo ra khu đô thị mà nếu gặp rủi ro không thể “ôm” khu đô thị về lại bờ Tây ? Xin thưa, đó chính là cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý khiến nhà đầu tư tin được.
Tôi rời khỏi thị trường địa ốc sớm, nhờ vậy tôi không gặp khó khăn nhiều.
* Và nhờ vậy mà chị về Huế ? Chị “rửa tay gác kiếm” hay chỉ để được “thở và mỉm cười”?
- Tôi về Huế chỉ để thở và mỉm cười,nhưng tôi thở và mỉm cười chung nhịp với người Huế, nhất là những người trong cuộc sống có phần thua thiệt.
Khác với Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng…, kinh tế Huế phát triển chậm, thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Nhưng, nếu tính về chỉ số hạnh phúc thì coi chừng những tỉnh thành lớn chưa chắc bằng.
Trong góc nhìn của tôi, nếu một số tỉnh thành khác phát triển đã tới ngưỡng và kinh tế đang chựng lại thì cơ hội đầu tư và kinh doanh ở Huế còn phía trước. Với tôi, Huế như một nàng công chúa ngủ ngoài đường, vậy chúng ta cần làm gì để “công chúa” Huế chịu mở mắt ?
Theo tôi, điều Huế ưu tiên cần không phải là tiền mà là một cơ chế; cơ chế đó được vận dụng vào nền kinh tế Huế bởi những con người dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Hiện ở Huế đã xuất hiện những con người này, những người còn trẻ, bây giờ chỉ cần tập hợp lại là Huế sẽ khởi sắc.
Doanh chủ là một cái nghiệp, không phải dễ rửa tay gác kiếm, nhưng tôi về Huế với tấm lòng “cho” và không trông mong “nhận”. Nhờ thế tôi thanh thản.
* Nghe nói, chị có dự án kinh doanh rất... lãng mạn?
- Từ năm 2010 tôi bắt tay xây dựng một ngôi nhà trên Đồi Thiên An - Huế, cuối tháng 7/2013 là hoàn tất. Tôi đặt tên ngôi nhà của mình là Tịnh Cư Cát Tường Quân.
Tịnh cư có thể hiểu là ngôi nhà thanh tịnh. Cát Tường Quân là pháp danh của tôi và bây giờ là tên Cty do Nguyễn Thanh Tú, thư ký của tôi làm giám đốc. Tịnh cư Cát Tường Quân có dịch vụ “lưu khách” (homestay) và phục vụ khách du lịch, tham quan.
Dịch vụ của Tịnh cư gồm du lịch tâm linh kết hợp nông trang. Nhóm khách hàng Cát Tường Quân nhắm đến là chính khách, doanh nhân, nhà báo - hơn ai hết nhóm khách hàng này cần tịnh tâm trước khi ra quyết định.
Tại Tịnh cư Cát Tường Quân, quý khách sẽ có những hoạt động như: Quét sân, tưới cây, hái rau, trồng nấm, ăn chay, thiền hành, thiền động, thiền tĩnh…; tất cả việc này chúng tôi khuyên quý khách thực hiện trong im lặng. Giá trị cốt lõi của dịch vụ du lịch tâm linh là trợ duyên để khách quý tìm lại sự phúc lạc của thân tâm.
Khi quyết định mở cửa Tịnh cư đón khách là tôi đã chấp nhận chia sẻ sự thanh tịnh, an lạc của mình cho người. Tuy vậy, trước khi vào lưu trú tại Tịnh cư Cát Tường Quân chúng tôi sẽ mời khách quý đọc nội quy và thực hiện; nếu không chúng tôi sẽ xin phép từ chối đón tiếp.
* Được biết, chị còn là một Phật tử thuần thành và có khả năng thuyết giảng cả về tâm linh, tôn giáo. Trong tâm niệm của mình, chị mong đợi các doanh nhân đồng thời là những người có khả năng viết, khả năng diễn thuyết như chị, sẽ ứng xử và sống, đối đãi ra sao với cộng đồng?
- Có thể nói, tôi là một Phật tử cá biệt, giống như học sinh cá biệt vậy (cười). Tôi không thích nơi chốn đông người, kể cả lễ hội Phật giáo.
Ngược lại, tôi thích đọc sách, đó là niềm vui và hạnh phúc của tôi hiện nay. Mỗi ngày tôi dành nhiều thời gian để đọc sách và đọc kinh (không tụng), tôi đọc một cách thanh thản.
Khi đọc, đoạn nào chưa thấm tôi lật đi lật lại đến thấm mới thôi. Không ít lần vì mê đọc mà chuyến bay của tôi bị lỡ.
Với tôi, trước khi làm điều gì, kể cả lúc cầm viết hay quyết định đầu tư kinh doanh, tôi suy nghĩ rất cẩn trọng, tôi thường đặt lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích độc giả trước lợi ích bản thân mình.
* Trân trọng cảm ơn chị - một doanh chủ và một nhà tri thức!
Lê Mỹ/DĐDN