【lịch sử đối đầu liverpool vs mu】Giải trình nhiều vấn đề bức xúc trong công tác thi hành án dân sự

Thường trực HĐND tỉnh vừa tổ chức phiên giải trình về công tác thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh. Tại phiên giải trình,ảitrnhnhiềuvấnđềbứcxctrongcngtcthihnhndnsựlịch sử đối đầu liverpool vs mu nhiều ý kiến chất vấn thẳng thắn của đại biểu HĐND tỉnh và cử tri gửi đến lãnh đạo Cục THADS tỉnh, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh nhằm làm rõ kết quả và những khó khăn, vướng mắc trong công tác THADS hiện nay.

Quang cảnh phiên giải trình.

Mở đầu phiên giải trình, ông Sơn Duy Oai, Cục trưởng Cục THADS tỉnh, báo cáo về kết quả công tác THADS 6 tháng đầu năm 2017 (tính từ ngày 1-10-2016). Theo đó, trong tổng số án có điều kiện thi hành, ngành đã giải quyết đạt 43,4% về việc và 10,6% về tiền so với chỉ tiêu được giao trong năm là 71% về việc và 33% về tiền.

Qua báo cáo của Cục THADS tỉnh, đại biểu Đặng Cao Trí đặt câu hỏi đối với ngành THADS về nguyên nhân kết quả THADS 6 tháng đầu năm 2017 đạt thấp so cùng kỳ; bên cạnh đó, theo ông Trí, qua tiếp xúc cử tri một số nơi phản ánh tình trạng án chưa có điều kiện để thi hành do không có tài sản nhưng thực tế lại có tài sản lớn hơn tài sản phải thi hành.

 Giải trình câu hỏi này, ông Sơn Duy Oai cho rằng, đúng là kết quả THADS 6 tháng đầu năm đạt thấp hơn so cùng kỳ; ngành hiện đang tồn 246 vụ việc và 184 tỉ đồng đối với án có liên quan đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Bên cạnh đó, hiện nay do số việc thụ lý nhiều nhưng lực lượng chấp hành viên còn mỏng dẫn đến quá tải công việc. Ngoài ra, ngành còn khó khăn trong xử lý tài sản của người phải thi hành án; công tác phối hợp giữa các tổ chức tín dụng, ngân hàng với cơ quan thi hành án còn chưa chặt chẽ đã dẫn đến hiệu quả giải quyết án chưa cao…

Đối với vấn đề án chưa có điều kiện thi hành nhưng thực tế có tài sản lớn, lãnh đạo Cục THADS tỉnh cho biết sẽ sớm khắc phục ngay vấn đề này. Vì theo quy định tại Nghị định 62/2015 thì “Trong trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản không thể phân chia hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị tài sản thì chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế để thi hành án”. Tuy nhiên, do lúng túng nên thời gian qua một số chấp hành viên vẫn chưa mạnh dạn áp dụng quy định này.

Đồng thuận với những khó khăn mà ngành THADS tỉnh gặp phải, song, đại biểu Nguyễn Hoài Thúy Hằng tỏ ra băn khoăn về số các vụ việc đã thi hành án xong nhưng bị tái chiếm; có trường hợp bên trúng đấu giá chưa nhận được tài sản hoặc trúng đấu giá nhưng không nộp tiền để nhận tài sản; và mong muốn những giải pháp cụ thể từ ngành THADS tỉnh.

Giải đáp vấn đề đại biểu đặt ra, ông Sơn Duy Oai cho biết, thời gian qua trên địa bàn tỉnh xảy ra 8 vụ việc cơ quan thi hành án đã thi hành xong nhưng bị tái chiếm và 6 trường hợp chưa giao được tài sản bán đấu giá. Trong 8 trường hợp bị tái chiếm, có 2 trường hợp đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo ông Oai, quy định hiện nay khi tài sản đã được giao trên thực tế cho người được nhận tài sản và người đó đã ký nhận vào biên bản giao, nhận tài sản nhưng sau đó tài sản bị tái chiếm thì cơ quan THADS không có trách nhiệm phải giao lại. Trong trường hợp này, người nhận tài sản có quyền đề nghị UBND cấp xã - nơi có tài sản, yêu cầu người chiếm lại tài sản phải trả tài sản cho họ. Nếu người chiếm lại không trả thì người được nhận tài sản có quyền đề nghị cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, nhằm giải quyết vấn đề này, ông Oai cho rằng, các cơ quan thi hành án ở địa phương cần có sự thống nhất với cơ quan hữu quan trong xử lý các trường hợp tái chiếm, đồng thời cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình nên có biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với những trường hợp cố tình tái chiếm…

Về vai trò của ngành tòa án tỉnh trong công tác THADS, đại biểu Nguyễn Văn Quận đặt vấn đề với Chánh án TAND tỉnh về nguyên nhân và hướng khắc phục trong việc chuyển giao các bản án, quyết định của tòa án đến cơ quan thi hành án chậm.

Giải đáp ý kiến này, ông Phạm Hồng Phong, Chánh án TAND tỉnh, cho rằng: “Hiện nay, do số lượng án phải giải quyết tăng dần theo từng năm với tính chất ngày càng phức tạp, khiến các thẩm phán và thư ký đôi khi xử lý án còn chậm. Bên cạnh đó, do không có biên chế thực hiện việc theo dõi và phụ trách giao các văn bản cho cơ quan liên quan nên việc gửi bản án, quyết định cho nhiều đơn vị phải chuyển qua đường bưu điện, vì vậy xảy ra tình trạng chậm trễ, thất lạc. Về hướng khắc phục tình trạng này, lãnh đạo TAND tỉnh cho rằng sẽ quan tâm hơn đến công tác kiểm tra, đôn đốc tại các TAND cấp huyện trong chuyển giao bản án, quyết định cho đương sự và các cơ quan chức năng. Đồng thời, sẽ xử lý nghiêm đối với cá nhân để xảy ra vi phạm”.

Đối với chất vấn của đại biểu về trách nhiệm của ngành kiểm sát tỉnh trong việc kiểm sát công tác THADS hiện nay, ông Trần Quang Khải, Viện trưởng VKSND tỉnh, cho biết: “Trách nhiệm của ngành kiểm sát đối với công tác THADS là rất nặng nề, trong đó ngành phải thực hiện kiểm sát việc chấp hành pháp luật của cơ quan thi hành án, chấp hành viên trong công tác THADS... Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã quy định 9 nhiệm vụ của ngành kiểm sát đối với công tác THADS và 6 nhiệm vụ được quy định trong Luật Thi hành án dân sự. Thời gian qua, đội ngũ cán bộ ngành rất tích cực trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó đảm đương hơn 4.000 việc THADS mỗi năm. Việc trực tiếp kiểm sát công tác THADS, kiểm sát hành vi của chấp hành viên, kiểm sát đột xuất cũng được thực hiện thường xuyên… Từ năm 2014 đến nay, VKSND hai cấp trong tỉnh đã ban hành hơn 100 kiến nghị, kháng nghị yêu cầu cơ quan thi hành án khắc phục những vi phạm và đã được thực hiện có hiệu quả.

Kết thúc phiên giải trình, có tổng số 10 lượt ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh và 3 ý kiến cử tri gửi đến phiên chất vấn. Theo đánh giá của Thường trực HĐND tỉnh, các vấn đề đại biểu và cử tri đặt ra được lãnh đạo các cơ quan trả lời đầy đủ, thẳng thắn, qua đó đảm bảo đúng theo yêu cầu của phiên giải trình. Thường trực HĐND tỉnh mong muốn rằng, qua phiên giải trình này, các kiến nghị của đại biểu, cử tri và hướng khắc phục của cơ quan tại phiên giải trình sẽ được quan tâm thực hiện chặt chẽ hơn, từ đó, nâng cao được chất lượng, hiệu quả công tác THADS của tỉnh trong thời gian tới.

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO