Ông Trương Đình Tuyển,ậnđịnhnhữngbấtlợikhixuấtkhẩtrực tiếp bóng đá trên k+ nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng, ảnh hưởng từ việc Anh rời EU sẽ mang lại những tác động gián tiếp khá lớn. Đó là, đồng bảng Anh và đồng Euro giảm giá làm cho giá hàng hóa xuất khẩu đắt đỏ hơn hàng của Anh, dẫn đến cạnh tranh khó khăn hơn. Dù thị trường Anh chiếm kim ngạch không lớn nhìn trong tổng thể XK của cả nước nhưng đây lại là thị trường XK lớn thứ 2 tại EU của Việt Nam. Như vậy, XK vào EU không tránh khỏi suy giảm kim ngạch.
Bên cạnh đó, theo PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, việc XK vào Anh tới đây cũng không còn thuận lợi, do thị trường sẽ đưa ra những chính sách, quy định mới để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Ngoài ra, có thể FTA giữa EU và Việt Nam phải phát sinh thêm nhiều thủ tục, kéo dài thời gian hơn dự tính ban đầu để đi đến quyết định phê chuẩn của Nghị viện Châu Âu.
Mặc dù có nhiều lo ngại từ các chuyên gia tuy nhiên một số ý kiến lại cho rằng Brexit không tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam vì XK của Việt Nam sang Anh chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch XK. Hết năm 2015, kim ngạch XK vào Anh chỉ chiếm 0,14% so với tổng kim ngạch XK.
Đồng thời, nhìn ở góc độ từng ngành nghề, các DN cho rằng DN sẽ khó bị ảnh hưởng. Bởi lẽ, các mặt hàng XK của Việt Nam vào Anh chiếm nhiều nhất là dệt may, giày dép, thuỷ sản, cà phê,… vốn là sản phẩm thế mạnh.
Theo nhận định của một chuyên gia đến từ Đại học Ngân hàng TP.HCM, cơ hội XK hàng hóa vào Anh vẫn còn nhiều. Theo nghiên cứu của các chuyên gia của Đại học Ngân hàng TP.HCM, mỗi năm Anh có nhu cầu nhập khẩu trên 1.000 tỷ USD, trong khi đó Việt Nam mới XK vào thị trường này được 5 tỷ USD, mới chỉ chiếm được 0,5%. Có thể thấy dư địa XK vào Anh còn rất nhiều. Vì vậy, vấn đề tăng kim ngạch XK đang phụ thuộc vào các DN sản xuất. Nếu như DN nâng cao được năng suất lao động, đổi mới được công nghệ, chất lương sản phẩm,… sẽ có thể thúc đẩy được kim ngạch XK và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Anh.
Trước những dự báo về việc phát sinh thêm những khó khăn, đặc biệt trong hoàn cảnh nền kinh tế sản xuất đang phải chịu nhiều ảnh hưởng từ việc đồng Yên Nhật và USD lên giá, cùng với áp lực của ngân sách tới hạn trả nợ vay, nền kinh tế thế giới vẫn chưa ổn định, nếu trong nước xử lý không tốt rất dễ gây bất ổn nền kinh tế vĩ mô. Cho nên, theo ông Trương Đình Tuyển cần nâng cao năng lực dự báo, khả năng phản ứng chính sách và quản trị rủi ro của các nhà quản lý nhà nước, DN. Việc cần làm ngay là phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế và tiêu cực mà vấn đề mang lại.