Trao đổi với báo Sức khỏe & Đời sống vào trưa 11/4,ộđộcthuốctrừsâuthiếunữtuổisùibọtméprồingấtxỉuk88 nhà cái Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, Khoa Cấp cứu của bệnh viện vừa cứu sống một trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu nặng. Đó là bệnh nhân H.T.D, 18 tuổi (Lam Điền, Chương Mỹ, Hà Nội).
Trường hợp của bệnh nhân H.T.D. là ca ngộ độc thuốc trừ sâu nặng nhất mà Bệnh viện Đa khoa Hà Đông từng tiếp nhận. Ảnh minh họa
Trước đó, sáng ngày 6/4, người nhà phát hiện bệnh nhân H.T D. bị ngất xỉu, sùi bọt mép trong nhà tắm, liền đưa em đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ. Sau khi sơ cứu, Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Bệnh nhân nhập Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng ngưng tuần hoàn, hôn mê sâu, đồng tử co nhỏ, huyết áp không đo được, mạch nhanh khó bắt, da lạnh, nổi vân tím tái toàn thân.
Ngay lập tức, bệnh nhân được thở máy vận mạch, chống sốc, dùng thuốc. Với những triệu chứng ban đầu, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc thuốc trừ sâu và cho làm xét nghiệm, kết quả khẳng định bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu.
Tuy nhiên, khai thác tiền sử người nhà cũng không biết bệnh nhân D. đã sử dụng thuốc trừ sâu và cũng không hề nghi ngờ tình huống này xảy ra, chỉ đến khi người nhà tìm thấy vỏ lọ thuốc trừ sâu Marshal 200 SC (hoạt chất Carbamale 200g) mới hốt hoảng mang vỏ thuốc đến bệnh viện.
Sau 5 ngày cấp cứu và điều trị tích cực, đến nay bệnh nhân đã tỉnh táo, sức khỏe hồi phục, may mắn không để lại di chứng về não. Báo Vietnamnet dẫn lời bác sĩ Đỗ Hữu Nghị – Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, dự kiến khoảng 3 ngày nữa, bệnh nhân H.T.D. có thể được xuất viện.
Vỏ chai thuốc trừ sâu mà thiếu nữ 18 tuổi uống. Ảnh Sức khỏe & Đời sống
"Khoa đã cấp cứu thành công rất nhiều ca ngộ độc thuốc trừ sâu nhưng đây là trường hợp nặng nhất, nhập viện muộn"- BS Nghị thông tin. Theo thống kê, tại khoa mỗi tháng có khoảng 5-7 bệnh nhân ngộ độc thuốc ngủ, 2-3 ca ngộ độc thuốc diệt cỏ đến cấp cứu. Đa số bệnh nhân rơi vào độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi.
Cách sơ cứu người bị ngộ độc thuốc trừ sâu:
- Nếu bệnh nhân uống thuốc trừ sâu, không nên hô hấp nhân tạo bằng miệng mà thay bằng hô hấp nhân tạo bằng máy thở hỗ trợ, để không gây nguy hiểm cho người sơ cứu.
- Nếu thấy nạn nhân bị thuốc trừ sâu bám dính vào da, mắt, cần phải rửa liên tục bằng nước sạch trong ít nhất 5 phút. Cần giữ lại vỏ chai thuốc trừ sâu và xem kỹ nhãn, mác để đánh giá độ độc tính của sản phẩm, phục vụ quá trình cứu chữa.
- Chỉ nên kích thích cho nôn mửa nếu nạn nhân còn tỉnh táo bằng cách để nạn nhân đứng hay ngồi và móc họng cho nạn nhân nôn, mửa. Sau đó, bất kỳ nạn nhân có nôn mửa hay không đều cho uống than hoạt với nửa cốc nước sạch và lặp lại cho đến khi có thể cho uống thuốc chống độc được.
- Không nên cho nạn nhân nôn mửa bằng các sản phẩm như dầu diezel, dầu hỏa vì có thể gây ra hiện tượng xông hơi của hóa chất qua chất nôn mửa, làm tăng độ nhiễm độc. Khi chuyển đi cấp cứu phải đặt nạn nhân ngộ độc thuốc trừ sâu nằm dốc đầu.
> > Hàng không Ấn Độ gặp rủi: 85 máy bay 'mất tích' trong 10 phút
Vân Anh (T/h)
Cập nhật giá vàng trong nước ngày 11/4/2016: Giá vàng thoát cảnh lình xình