您现在的位置是:88Point > Thể thao

【kết quả lượt đi cúp c1】Chấp nhận cạnh tranh, chú trọng chất lượng đầu ra

88Point2025-01-10 19:12:32【Thể thao】5人已围观

简介Sinh viên Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế tham gia ngày hội tuyển dụng năm 2018Chất lượng vẫn đảm bảoNăm 2 kết quả lượt đi cúp c1

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế,ấpnhậncạnhtranhchútrọngchấtlượngđầkết quả lượt đi cúp c1 ĐH Huế tham gia ngày hội tuyển dụng năm 2018

Chất lượng vẫn đảm bảo

Năm 2018, dù khoảng 60 ngành điểm chuẩn bằng sàn, song ĐH Huế vẫn thiếu hơn 3.000 thí sinh so với chỉ tiêu đặt ra. So với năm 2017, số lượng tuyển sinh năm nay ở nhiều đơn vị như Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Khoa học, Trường ĐH Nông lâm… thấp hơn. Xét bằng mặt chung, số thí sinh những năm gần đây mà ĐH Huế tuyển được dao động ở mức 70 - 80% so với chỉ tiêu.

Lượng thí sinh nhập học chưa đạt chỉ tiêu, điểm chuẩn nhiều ngành thấp khiến dư luận đặt câu hỏi về chất lượng đào tạo, cơ hội việc làm và sức hấp dẫn của các ngành, nghề mà các cơ sở giáo dục thuộc ĐH Huế đang đào tạo.

Trái với lo lắng của nhiều người, lãnh đạo ĐH Huế cho rằng chất lượng vẫn đảm bảo. PGS. TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế giải thích, ĐH Huế hiện có 119 ngành đào tạo của 8 trường, 2 khoa trực thuộc và 1 phân hiệu, phổ điểm đầu vào giữa các ngành có sự chênh lệch là chuyện bình thường, phụ thuộc nhu cầu xã hội và đó là đặc điểm chung của cả nước vì không thể tất cả các ngành đều có điểm đầu vào cao.

“Năm nay, ĐH Huế xác định gần 13.000 chỉ tiêu cho các trường thành viên, khoa, phân hiệu trực thuộc. Chỉ tiêu trên được xác định trên cơ sở năng lực ĐH Huế có thể đào tạo được và đây cũng là chỉ tiêu thuộc “top” cao nhất cả nước. Năm nay, ĐH Huế tuyển được gần 9.000 sinh viên, đó là con số khá lớn. Việc thiếu hơn 3.000 chỉ tiêu không phải là nhu cầu thực sự thiếu mà vì nguồn lực đào tạo của ĐH Huế khá lớn nên xác định chỉ tiêu cao”, ông Chương nói.

Đầu ra việc làm là minh chứng mà ĐH khẳng định chất lượng. ĐH Huế đã tiến hành khảo sát kết quả đầu ra việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, số liệu chung là 85 - 90% sinh viên có việc làm sau một năm ra trường. Để có số liệu trên, ĐH Huế tiếp cận nhiều cách: gọi điện thoại trực tiếp cho sinh viên sau khi ra trường, kênh trực tuyến, qua hệ thống cựu sinh viên, doanh nghiệp. Theo PGS. TS. Huỳnh Văn Chương, đối với trường hợp các ngành sư phạm do Nhà nước có chính sách tái cấu trúc, điều tiết lại nguồn nhân lực trong khi một số ngành khoa học cơ bản, cơ hội tìm kiếm việc làm chưa bằng các ngành khác. Đây là khó khăn chung.

TS. Nguyễn Quang Phục, Trưởng phòng công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế thẳng thắn, thực ra cũng có sự hoài nghi về khả năng cạnh tranh việc làm giữa sinh viên Trường ĐH Kinh tế Huế và các đơn vị khác. Đơn cử có thông tin các ngân hàng không nhận hồ sơ của sinh viên Huế, tuy nhiên đó là thông tin chưa chính xác. “Đối với các ngân hàng, cách tiếp cận để tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao rất công bằng và đánh giá rõ ràng. Họ không quan tâm sinh viên học từ trường nào, đến từ đâu mà quan trọng là năng lực đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng và yêu cầu đặt ra của ngành tài chính ngân hàng. Chúng tôi đã và đang xúc tiến các hợp tác có giá trị với một số ngân hàng, như Sacombank, Vietinbank Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế, Quân đội… Các ngân hàng đánh giá tốt nhân lực từ sinh viên của trường”, ông Phục nói.

Đại diện Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế cho biết thêm, số liệu khảo sát vừa qua cho thấy, tỷ lệ sinh viên của trường có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp hơn 83%. Ngành nghề việc làm rất đa dạng, có đến 75% sinh viên ra trường làm trong khu vực kinh tế tư nhân, 15% sinh viên tìm được việc làm trong khu vực Nhà nước; 10% tham gia tìm việc làm ở các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp nước ngoài. Bình quân, thu nhập sinh viên ra trường khoảng 6 triệu đồng/tháng, thậm chí có sinh viên kiếm được 20 - 30 triệu đồng/tháng trong lĩnh vực tài chính hay kinh doanh bất động sản.

Nâng cao chất lượng

Hiện, cả nước có nhiều trường đào tạo cùng ngành nghề, cùng chương trình dẫn đến sự cạnh tranh lớn giữa các trường về tuyển sinh, chất lượng đào tạo, đầu ra việc làm. Tuy nhiên theo lãnh đạo ĐH Huế, tinh thần ĐH Huế là tăng cường tính cạnh tranh càng cao càng tốt. Vấn đề quan trọng là chất lượng đầu ra của sinh viên ĐH Huế và chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

Số lượng ngành nghề cao là điều ĐH Huế đang suy nghĩ. Định hướng sẽ tái cấu trúc ngành nghề, nhóm các ngành lại để thí sinh dễ lựa chọn hơn và tập trung một số ngành mũi nhọn để phát triển. ĐH Huế đang tập trung đổi mới mạnh mẽ chương trình đào tạo, thích ứng với đòi hỏi của nhà tuyển dụng.

Việc thắt chặt đầu ra sẽ được chú trọng. Thực tế hiện nay không phải 100% đầu vào đều sẽ ra trường đúng hạn mà có nhiều trường hợp phải mất thêm 6 tháng đến một năm mới ra trường nếu thời điểm xét tốt nghiệp chưa đủ điều kiện. ĐH Huế đang chú trọng ngoại ngữ, điều kiện ra trường là B1 (theo khung năng lực 6 bậc) đó cũng là đòi hỏi thị trường lao động và ĐH Huế sẽ làm kỹ. Tương lai, ĐH Huế phối hợp doanh nghiệp nhiều hơn trong đào tạo. Định hướng sẽ đưa tỷ lệ 50% đào tạo trong nhà trường và 50% học tại doanh nghiệp (hoặc 60 - 40), từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá được sinh viên và người học cũng có thêm nhiều cơ hội.

Theo đại diện các trường, thời gian tới sẽ nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách thiết kế chương trình gắn thực tiễn. Ngoài ra, cũng sẽ tạo ra các sân chơi năng động để sinh viên trải nghiệm các kỹ năng. Để tuyển sinh tốt sẽ tập trung tư vấn tuyển sinh qua nhiều kênh hiệu quả. Ngoài ra, cũng sẽ tìm kiếm sự đồng hành của các doanh nghiệp để vận động học bổng hỗ trợ sinh viên.

Bài, ảnh: Minh Tâm

很赞哦!(78829)