Theảicónhữngđộtphámớiđểkhoahọcvàcôngnghệtrởthànhsứcmạnhđộnglựcthựcsựtrận bóng đá hôm quao đó, để Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh và bền vững, không có cách nào khác là phải có những đột phá mới để KH&CN trở thành sức mạnh, động lực thực sự.
Bộ KH&CN phải chủ động đề xuất, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc từ nhiều năm nay, trước mắt tập trung một số định hướng, nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, cần dựa trên nghiên cứu xu thế KH&CN của thế giới, tìm ra những vấn đề mới để kiến nghị. Trong đó, chú trọng một số công nghệ ưu tiên cần tập trung phát triển để chủ động tham gia Cuộc cách mạng 4.0 như công nghệ về sức khỏe, trí thông minh nhân tạo, vật liệu mới, tích trữ năng lượng... Bộ KH&CN kiến nghị chi tiết hơn, xác định rõ những công nghệ trọng điểm cần ưu tiên phát triển dựa trên thế mạnh, thực tiễn của Việt Nam.
Xác định, quy hoạch lại hệ thống cơ sở nghiên cứu KH&CN của Việt Nam trong thời kỳ mới, ngoài hai Viện Hàn lâm: KH&CN Việt Nam và Khoa học xã hội Việt Nam, 2 Đại học Quốc gia: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các viện nghiên cứu trực thuộc bộ, ngành..., cần đặc biệt lưu ý đến các trường đại học, các viện nghiên cứu thuộc doanh nghiệp. Từ đó, xác định nhiệm vụ đặt hàng nghiên cứu, nguồn lực nhà nước sẽ tập trung đầu tư, mức độ đầu tư và cơ chế tài chính, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, động viên doanh nghiệp tham gia phát triển KH&CN, củng cố hệ thống các cơ sở nghiên cứu KH&CN. Chủ động đề xuất sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là đối với các tổ chức KH&CN công lập.
Tập trung rà soát toàn bộ, hệ thống các chương trình, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu KH&CN ở các cấp để KH&CN thực sự trở thành động lực, thực sự trở thành sức mạnh. Bộ KH&CN phải đi đầu, cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính tin học hóa toàn bộ hoạt động quản lý, điều hành hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong đó, nắm chắc được tất cả nguồn lực KH&CN (con người, tài chính, tài sản vật chất, tài sản vô hình về sở hữu trí tuệ) của cả đất nước ở tất cả các chuyên ngành.
Đổi mới thực sự cơ chế quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học
Đổi mới thực sự cơ chế, phương thức quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học. Xây dựng cơ chế Bộ KH&CN chịu trách nhiệm về chất lượng nghiên cứu, để tháo gỡ vướng mắc quy trình, thủ tục liên quan đến các đề tài, nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng chấp nhận nguyên tắc rủi ro trong khoa học, tin các nhà khoa học thay vì quản lý theo hướng chống thất thoát. Công khai, minh bạch tất cả các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu để chính các nhà khoa học và cộng đồng giám sát (giám sát ngang hàng). Tiếp tục đổi mới cơ chế phân bổ, quản lý vốn ngân sách nhà nước dành cho KH&CN theo tinh thần ứng dụng công nghệ thông tin quản lý thống nhất, liên thông, minh bạch, công khai tất cả yêu cầu, nhiệm vụ KH&CN các cấp.
Có cách tiếp cận mới, toàn diện về sản phẩm quốc gia do Bộ KH&CN làm đầu mối, trong đó đặc biệt chú trọng tiêu chí là sản phẩm trí tuệ của Việt Nam, công nghệ của Việt Nam. Hình thành những đầu bài lớn, công nghệ lõi, dự án lớn về khoa học cơ bản, đặt hàng Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và các đại học lớn để thực hiện các sản phẩm, công nghệ trọng điểm quốc gia.
Phối hợp với Bộ Tài chính, xây dựng cơ chế hạch toán tài chính đối với doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN, có cơ chế để các doanh nghiệp tăng cường lập quỹ phát triển KH&CN, cũng như tháo gỡ các vướng mắc, hạn chế về tín dụng, nguồn vốn, thuế, đất đai, hỗ trợ tiếp cận thị trường... nhất là đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up), để doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo.
Có chính sách, giải pháp để đại học thực sự trở thành các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ. Bộ KH&CN là đầu mối định hướng nội dung hoạt động KH&CN, quản lý điều hành các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ chế liên quan đến giảng viên tham gia hoạt động KH&CN.
Nâng cao vai trò các sở KH&CN tại địa phương, đưa được KH&CN về đến địa phương, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN giải quyết các yêu cầu cụ thể tại địa phương. Tiếp tục đổi mới, xác định các ngành, lĩnh vực trọng điểm, có hướng dẫn cụ thể, nêu các yêu cầu, đề tài công khai để đội ngũ khoa học cả nước được tiếp cận. Bộ KH&CN cần có hướng dẫn rất cụ thể, theo đó sở KH&CN giúp tỉnh nêu yêu cầu, đầu bài, Bộ Khoa học và Công nghệ tập hợp thành các nhóm nhiệm vụ KH&CN, công khai để đội ngũ khoa học đều được tiếp cận, thực hiện.
Theo Chinhphu.vn