Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức giám sát chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 tại TP.Dĩ An. Nhiều vấn đề được đặt ra nhằm bảo vệ trẻ em,ảovệtrẻemkhỏinguycơbịxâmhạiCầnsựchungtaycủagiađìnhvàxãhộvua phá lưới la liga 2023 đặc biệt là bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại.
Một buổi tuyên truyền, tư vấn về bảo vệ chăm sóc phụ nữ và trẻ em
TP.Dĩ An là địa bàn phát triển công nghiệp, có tổng số trên 480.500 người trong đó dân số tạm trú là 316.629 người chiếm tỷ lệ 69,9% tổng dân số. Trên địa bàn TP.Dĩ An có 86.860 trẻ em, chiếm tỷ lệ 19% dân số. Trong đó trẻ em nam chiếm 51,3%, trẻ em nữ chiếm 48,7%. Thời gian qua, công tác chăm lo trẻ em trên địa bàn được UBND thành phố và các ban ngành, tổ chức đoàn thể quan tâm thực hiện, trong đó công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, phổ biến kiến thức kỹ năng truyền thông, phòng tránh xâm hại trẻ em luôn được quan tâm… Các vụ việc xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình nhanh chóng được nắm bắt thông tin, can thiệp, tư vấn, hỗ trợ kịp thời...
Theo ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND TP.Dĩ An, TP.Dĩ An có chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 cụ thể; phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân có trách nhiệm nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phòng ngừa, giải quyết tình trạng ngược đãi, xâm hại trẻ em, tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, hạn chế trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và giảm tỷ lệ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt so với tổng số trẻ trên địa bàn. Chương trình cũng giúp đỡ, hỗ trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tái hòa nhập cộng đồng, tạo cơ hội phát triển cho các em, bảo đảm ngày càng nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, giúp đỡ kịp thời.
Đối với các trường hợp bị xâm hại đáng tiếc xảy ra (có 5 trường hợp trẻ bị xâm hại trong đó có 3 trẻ bị xâm hại tình dục, 2 trẻ bị bạo lực gia đình) đã được áp dụng biện pháp can thiệp kịp thời trong đó bao gồm hỗ trợ về y tế, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ bị xâm hại để trẻ hòa nhập cộng đồng và trường học, xử lý các đương sự vi phạm theo quy định của pháp luật.
Nguyên nhân các vụ việc cũng đã được chỉ rõ như do hoàn cảnh ảnh cha mẹ ly hôn, người thân xâm hại khi dùng tiệc tại gia đình và nguyên nhân do bên ngoài tác động dẫn đến xâm hại. Đáng chú ý là có vụ việc không lập hồ sơ được đó là bé gái đã nghe lời bạn trai quen qua mạng nên đã bỏ nhà đến phòng trọ bạn trai ở chung. Khi gia đình phát hiện và khai báo công an thì đối tượng xâm hại đã bỏ trốn đến nay chưa truy tìm được đối tượng này. Một trường hợp bạo lực gia đình nhận thấy sự cần thiết phải cách ly cha mẹ và giao bé cho ông bà ngoại nuôi dưỡng trong thời gian điều tra và xử lý người bạo lực trẻ…
Theo đánh giá, tình hình phòng chống xâm hại trẻ em luôn được lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể ở TP.Dĩ An quan tâm. Chương trình bảo vệ trẻ em thông qua nhiều hình thức như đẩy mạnh tuyên truyền bằng cách phát tờ rơi, treo băng rôn, phát thanh qua hệ thống loa phát thanh ở cơ sở; phối hợp đoàn thể của thành phố tổ chức công tác này nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của gia đình, ý thức của người dân, giáo viên, đoàn viên thanh niên, hội viên Hội LHPN trong công tác chăm sóc trẻ. UBND TP.Dĩ An cũng đã chỉ đạo xây dựng nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, trung tâm văn hóa và công viên nhằm phục vụ người dân, trong đó ưu tiên cho nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em; triển khai nhiều dự án mang tính chất đầu tư xã hội, trong đó có các thiết chế văn hóa nhằm phục vụ cho công tác xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, nhằm góp phần phòng chống xâm hại trẻ em…
Đến nay, một số cá nhân, tổ chức ở TP.Dĩ An đã xây dựng 30 cơ sở vui chơi, hoạt động thiếu niên theo mô hình xã hội hóa. Bên cạnh đó, lĩnh vực thể dục thể thao hiện đã xây dựng đầu tư khoảng 45 cơ sở kinh doanh dịch vụ gồm sân bóng đá mini, hồ bơi, sân cầu lông, các điểm tập luyện thể thao ngoài trời như võ thuật, bóng rổ, bóng đá… hàng ngày thu hút khoảng 500 người tham dự. Hiện tại, về thiết chế văn hóa, có 7/7 phường đã có nhà văn hóa thiếu nhi; 6/7 phường có trung tâm văn hóa thể thao và trung tâm học tập cộng đồng. Những điểm này duy trì các hoạt động thường xuyên như hồ bơi, sân bóng đá mini, rạp chiếu phim mini, các lớp võ thuật… thu hút nhiều trẻ em đến tham gia, học hỏi về kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tránh bị xâm hại. |
QUỲNH NHƯ