【tỷ số chelsea hôm qua】Kết thúc đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT với EU
Hiệp định VPA/FLEGT được chính thức đàm phán từ tháng 11-2011. Sau gần 6 năm với 10 phiên đàm phán cấp cao,ếtthúcđàmphánHiệpđịnhVPAFLEGTvớtỷ số chelsea hôm qua 18 phiên kỹ thuật, Việt Nam và Liên minh châu Âu đã cơ bản kết thúc các nội dung của Hiệp định với 9 phụ lục kỹ thuật.
Hiệp định VPA/FLEGT được đánh giá sẽ đảm bảo tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ xuất khẩu, góp phần thúc đẩy ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam phát triển bền vững và mở rộng thị trường xuất khẩu quốc tế, đặc biệt là vào thị trường EU.
Phát biểu tại Lễ công bố kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU diễn ra sáng nay (18-11), ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định là Việt Nam sẽ xây dựng và vận hành “Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp” phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu của Liên minh châu Âu về truy suất nguồn gốc gỗ hợp pháp trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Hiệp định là “giấy thông hành” để các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu vào EU không phải thực hiện trách nhiệm giải trình về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp theo “Quy chế gỗ Liên minh châu Âu”, thúc đẩy quản lý rừng bền vững và phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
Theo ông Karmenu Vella, Cao ủy về Môi trường, các vấn đề về hàng hải và thủy sản của Ủy ban châu Âu: Việc Hiệp định VPA/FLEGT sớm được hiện thực hóa sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình rà soát các phụ lục kỹ thuật tiến đến ký kết và phê chuẩn Hiệp định giữa 2 bên vào đầu năm 2017. Liên minh châu Âu cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam để thực hiện thành công Hiệp định này.
Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá: Sau khi Hiệp định VPA/FLEGT ký kết vài năm có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU khá nhanh.
Hiện nay, trung bình Việt Nam xuất khẩu sang EU khoảng 700-800 triệu USD/năm thì có thể tăng lên 1 tỷ, thậm chí 2 tỷ USD/năm. EU tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lên tới 90 tỷ USD/năm nên thị trường còn rất rộng mở.
Mặc dù vậy, ông Quyền cho rằng, ở giai đoạn ban đầu thực hiện hiệp định, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Đó là bởi, các quy định, cam kết phải thực thi rất nhiều. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ qui mô nhỏ khá nhiều nên việc tiếp nhận càng trở nên nan giải. Riêng thời gian để doanh nghiệp làm quen với hiệp định cũng phải mất 3 năm.