【kết quả bán kết cúp c1】Dư luận trái chiều về vắc
Mặc dù vẫn còn dư luận trái chiều nhưng vắc-xin ngừa Covid-19 của Nga vừa cấp phép đã có hơn tỉ liều được đặt hàng.
Vui mừng pha lẫn lo âu về vắc-xin ngừa Covid-19 của Nga. Ảnh: Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết,ưluậntrichiềuvềvắkết quả bán kết cúp c1 vắc-xin ngừa Covid-19 do Viện Nghiên cứu Gamaleya tại Mátxcơva phát triển, đã được Bộ Y tế Nga chấp thuận và cấp phép vào ngày 11-8. Ông Putin khẳng định, đây là “một bước tiến rất quan trọng đối với thế giới”, đồng thời cho biết thêm, con gái ông đã tham gia vào quá trình thử nghiệm, “sau mũi tiêm đầu tiên, con bé sốt 38 độ C, nhưng hôm sau chỉ còn sốt nhẹ trên 37 độ C”.
Bộ Y tế Liên bang Nga cũng khẳng định, cơ quan này đã cấp giấy phép đăng ký vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới, đồng thời nhấn mạnh, tính hiệu quả của vắc-xin mới cho phép ngừa Covid-19 trong 2 năm.
Vắc-xin mới này có tên gọi Gam-COVID-Vac đã trải qua tất cả các thử nghiệm cần thiết về an toàn và hiệu quả trên một số loài động vật (động vật gặm nhấm và linh trưởng), sau đó vắc-xin đã được thử nghiệm trên 2 nhóm tình nguyện viên (mỗi nhóm 38 người) và cho kết quả khả quan. Gam-COVID-Vac không chứa các thành phần của SARS-CoV-2, đồng thời sơ đồ tiêm 2 lần cho phép hình thành khả năng miễn dịch lâu dài.
Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova cho biết, bắt đầu từ tháng 9 tới, các nhân viên y tế Nga sẽ là đối tượng đầu tiên được chính thức tiêm loại vắc-xin này. Dự kiến Nga sẽ sản xuất đại trà vắc-xin Covid-19 và tiêm chủng cho cộng đồng theo hình thức tự nguyện kể từ tháng 1-2021.
Như vậy, đến thời điểm này trong cuộc đua điều chế vắc-xin ngừa Covid-19, Nga là nước về đích đầu tiên sau chưa đầy 2 tháng thử nghiệm trên người. Ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu quỹ đầu tư quốc gia của Nga, đơn vị cấp ngân sách cho nghiên cứu vắc-xin Covid-19 ca ngợi việc phát triển vắc-xin là “khoảnh khắc Sputnik” - so sánh với việc Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên trên thế giới mang tên Sputnik 1 vào năm 1957. Ông này cho hay, vắc-xin sẽ được quảng bá dưới cái tên “Sputnik V” ở thị trường ngoại quốc. Đồng thời ông Dmitriev thông tin, Nga đã nhận được đơn đặt hàng 1 tỉ liều vắc-xin từ 20 quốc gia. Việc thử nghiệm lâm sàng sẽ sớm được tiến hành ở Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và Philippines.
Tuy nhiên, việc Nga công bố và cấp phép vắc-xin ngừa Covid-19 vẫn chưa hoàn tất giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng nên làm cho nhiều chuyên gia quan ngại. Theo AP, hiện các nhà khoa học ở Nga và nhiều quốc gia khác trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo việc vội vã phê chuẩn vắc-xin trước khi nó hoàn tất giai đoạn thử nghiệm lần thứ 3 - thường kéo dài nhiều tháng và có sự tham gia của hàng nghìn người, có thể đem lại kết quả trái với mong đợi.
Tổ chức Hiệp hội thử nghiệm lâm sàng Nga cho biết: “Vội vã phê chuẩn vắc-xin không làm cho Nga trở thành nước đi đầu trong cuộc đua tìm ra vắc-xin mà nó có thể khiến người dùng vắc-xin phải đối mặt với những nguy hiểm không đáng có”. Đồng thời tổ chức này kêu gọi các quan chức chính phủ hoãn phê chuẩn vắc-xin khi chưa hoàn tất thử nghiệm.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vẫn chưa nhận được thông tin đầy đủ về vắc-xin ngừa Covid-19 của Nga để đánh giá về hiệu quả của nó. WHO sẽ liên lạc với các nhà khoa học và nhà chức trách Nga cũng như mong đợi sẽ có thể xem xét thông tin cụ thể về các cuộc thử nghiệm. Theo WHO, thế giới hiện có 28 loại vắc-xin đã bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người.
Còn chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ Anthony Fauci cho biết ông rất nghi ngờ về tính an toàn và hiệu quả của loại vắc-xin mà Nga chế tạo. Chuyên gia y tế hàng đầu Mỹ cho rằng việc có một loại vắc-xin và việc chứng minh được tính an toàn cũng như hiệu quả của nó là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.
Hiện thế giới ghi nhận hơn 20,4 triệu người đã nhiễm Covid-19, hơn nửa trong số đó xuất phát từ Mỹ, Ấn Độ và Brazil, trong số này đã có hơn 745.000 người tử vong. Từ đó, việc điều chế thuốc đặc trị, vắc-xin ngừa là giải pháp cấp thiết hiện nay.
Khi đánh giá về vắc-xin ngừa Covid-19, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar cho rằng điểm mấu chốt không phải là nước đầu tiên có vắc-xin mà đó phải là vắc-xin an toàn và hữu hiệu. Đây cũng là kỳ vọng của hàng tỉ người trên thế giới hiện nay.
HN tổng hợp