Dịch Covid-19 với nhiều biến chủng mới nguy hiểm tái bùng phát ở nhiều quốc gia đã khiến WHO lên tiếng cảnh báo đây là giai đoạn hiểm nghèo cần được quan tâm.
Người dân đợi lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Bangkok,ảnhbodịkết quả trận bóng đá anh Thái Lan. Ảnh: AFP
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia đặc biệt cảnh giác khi nới lỏng các biện pháp hạn chế để mở cửa trở lại, tránh đánh mất những thành quả chống dịch đã đạt được trong thời gian qua.
Giám đốc Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan nhấn mạnh, các quốc gia có tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 thấp mà nới lỏng quá nhanh sẽ tạo ra “một hỗn hợp” độc hại, tạo điều kiện cho vi-rút lây lan. Ông Michael Ryan khẳng định: “Trong 6 tháng qua, nhiều quốc gia có số trường hợp mắc Covid-19 tăng lên vì không đủ vắc-xin. Chúng ta cần phải rất cảnh giác vào lúc này, đừng để những thành quả chúng ta đạt được bị uổng phí”.
Theo WHO, trong tuần qua, đã có khoảng 2,6 triệu người mắc Covid-19 và khoảng 54.000 trường hợp tử vong được ghi nhận trên thế giới. Trong đó, tỷ lệ mắc Covid-19 ở châu Âu tăng gần 28%, ở châu Phi tăng 15%, ở khu vực Tây Thái Bình Dương tăng 10%, ở Đông Địa Trung Hải tăng 9%, ở Đông Nam Á tăng 7%. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh, cách tốt nhất để đối phó với đại dịch Covid-19 là hỗ trợ các quốc gia trong việc phân phối công bằng vắc-xin, cùng các thiết bị bảo vệ cá nhân, xét nghiệm, vật tư y tế khác.
Thực tiễn cho thấy, châu Âu có tỷ lệ tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cao hơn các châu lục khác nhưng tỷ lệ mắc vẫn tăng cao (gần 28%). Đây là hệ lụy của việc nới lỏng quá sớm các biện pháp giãn cách xã hội. Phần lớn các quốc gia châu Âu đều đã mở cửa hoặc đang tính đến chuyện nới lỏng giãn cách khi có tỷ lệ tiêm vắc-xin đạt trên 60% dân số.
Hay trường hợp của Trung Quốc, dù được cho là đã khống chế được dịch Covid-19, nhưng hiện quốc gia này vẫn nhiễm bệnh do nới lỏng giãn cách xã hội. Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết, nước này ghi nhận 57 cas mắc Covid-19 (có 15 cas nhiễm cộng đồng) trong 24 giờ qua tại thành phố Thụy Lệ, tỉnh Vân Nam, nơi có chung đường biên giới với Myanmar. Đây là số cas mắc Covid-19 cao nhất trong 6 tháng qua ở quốc gia này. Đến nay, Trung Quốc đã tiêm ít nhất 1,3 tỉ liều vắc-xin ngừa Covid-19. Trung Quốc dự định tiêm chủng cho 80% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng.
Mặt khác, hiện nay có rất nhiều các biến thể của vi-rút SARS-CoV-2 nguy hiểm như Delta, Lambda… Các biến thể này lây lan rất nhanh và có thể làm giảm tác dụng của các loại vắc-xin đang được WHO cho phép sử dụng.
Hiện tại, Nam Phi, Thái Lan, Pháp, Mỹ... đều đang ghi nhận các cas mắc mới Covid-19 có liên quan đến biến thể Delta tăng nhanh, thậm chí đây còn trở thành biến thể lây nhiễm chính. Biến thể Delta của vi-rút SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ đang tiếp tục lây lan trên toàn thế giới và tại nhiều nơi, nó đã trở thành biến thể lây lan chủ đạo.
Gần đây, giới y khoa lại phát hiện thêm một biến thể mới có tên Lambda tại Peru và đến nay đã lan rộng ra 27 quốc gia. Theo WHO, biến thể Lambda là rất đáng lưu tâm khi chiếm tới 82% số cas mắc Covid-19 mới trong tháng 5 và tháng 6 tại Peru, quốc gia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới. Ông Jeff Barrett, Giám đốc Sáng kiến Hệ gene học Covid-19 thuộc Viện Wellcome Sanger của Anh, cho biết lý do khiến việc nghiên cứu mối đe dọa từ Lambda gặp nhiều khó khăn là do biến chủng này tập hợp một loạt đột biến khá bất thường so với các biến thể khác. Hơn nữa việc thiếu các cơ sở giải trình tự gen ở châu Mỹ Latinh càng gây trở ngại cho việc xác định rõ mức độ biến thể Lambda thúc đẩy sự bùng phát số cas mắc Covid-19 trong khu vực.
Từ thực tế thiếu vắc-xin ngừa Covid-19, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo cộng với vi-rút SARS-CoV-2 có nhiều biến thể nguy hiểm hơn nên WHO cảnh báo là hoàn toàn có cơ sở. Đây cũng là vấn đề mang tính sống còn của toàn cầu cần được các quốc gia quan tâm.
HN tổng hợp