【kq gamba osaka】Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt: Cần sự đồng hành của 3 nhà

Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt hơn 5,âydựngthươnghiệuquốcgiachogạoViệtCầnsựđồnghànhcủanhàkq gamba osaka3 tỷ USD Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Xuất khẩu gạo tăng cả về lượng và giá trị

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam đạt gần 8,5 triệu tấn với giá trị 5,31 tỉ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2024 ước đạt 627,9 USD/tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất từ trước đến nay.

Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt hơn 5,3 tỷ USD
Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt hơn 5,3 tỷ USD. (Ảnh:C.T)

Không chỉ tăng về khối lượng và giá trị, những năm gần đây, cơ cấu gạo của Việt Nam liên tục thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng gạo chất lượng cao, giá trị cao và giảm loại gạo phẩm cấp thấp.

Hạt gạo Việt không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn vang danh trên thị trường quốc tế. Việt Nam đã trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới cả về lượng và chất. Tại cuộc thi gạo ngon nhất thế giới, liên tục trong các năm qua gạo Việt đều lọt vào top 3, trong đó gạo ST25 đã 2 lần trở thành loại gạo ngon nhất thế giới.

Tuy nhiên, nhìn ở quy mô quốc tế, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo quốc gia có sự nhận biết rộng rãi, cũng như thiếu vắng các thương hiệu gạo của doanh nghiệp trên kệ bán lẻ thế giới.

Khi nói đến gạo Việt, người tiêu dùng vẫn chưa hình dung ra cụ thể đó là loại gạo nào. Trong khi Thái Lan có gạo Thai Hom Mali, Ấn Độ và Pakistan có Basmati Rice, Nhật Bản có gạo Japonica, Italia có gạo Arborio Rice, hay Mỹ có gạo Calrose…

Ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – cho hay, thương hiệu gạo Việt Nam được Chính phủ chỉ đạo xây dựng từ năm 2017 và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện xây dựng chứng nhận nhãn hiệu Gạo Việt Nam (VietNam Rice), đăng ký bảo hộ theo thỏa ước Madrid, cũng như đăng ký bảo hộ tại 20 quốc gia trên thế giới như Nga, Trung Quốc, Philippines... Tuy nhiên, việc ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu gạo Việt Nam đang có những vướng mắc liên quan đến việc đăng ký các thủ tục mang tính chất pháp lý...

Cụ thể, để sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam, chúng ta phải xây dựng một quy chế để các doanh nghiệp, HTX sản xuất đảm bảo chất lượng hạt gạo theo đúng yêu cầu. Tuy nhiên, gạo Việt Nam có rất nhiều loại gạo, giống khác nhau nên những quy định về mặt pháp lý, kỹ thuật cơ bản bắt buộc các doanh nghiệp, các nhà sản xuất phải đáp ứng được quy định mới được phép sử dụng chứng nhận nhãn hiệu Gạo Việt Nam. Như vậy, chúng ta vẫn phải ban hành quy chế để cơ quan quản lý có thể giám sát được chất lượng hạt gạo. Nếu không, chúng ta không thể nào xây dựng thương hiệu Gạo Việt Nam thành công được.

“Chúng ta xây dựng chứng nhận nhãn hiệu Gạo Việt Nam đối với gạo ST25 - loại gạo hai lần được bình chọn gạo ngon nhất thế giới, nhưng để gắn với thương hiệu Gạo Việt Nam, cần phải có một quy trình giám sát trong quá trình trồng trọt, thu hoạch, chế biến, bảo quản...”,ông Lê Thanh Hòa dẫn chứng.

Cần sự đồng hành của 3 nhà

Cũng theo ông Lê Thanh Hòa, từ khi gạo ST25 được bình chọn gạo ngon nhất thế giới, rất nhiều quốc gia đã biết đến gạo Việt. Khi nói đến gạo Việt, không chỉ gạo ST25 mà còn nhiều giống gạo khác. Tuy nhiên, để gạo Việt Nam trở thành thương hiệu mạnh, yêu cầu thị trường là vấn đề tiên quyết. Từ nhu cầu và thị hiếu của mỗi thị trường, chúng ta phát triển và xây dựng thương hiệu cho từng loại gạo.

Chẳng hạn, với thị trường Philippines, Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) và Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) là những đơn vị xuất khẩu lượng lớn. Do vậy, phải xây dựng thương hiệu cho gạo DT8 để làm sao ổn định về chất lượng, nhằm gia tăng thêm giá trị và mở rộng thị phần tại nước này.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu những sản phẩm gạo Việt có chất lượng cao như gạo A An, gạo ST25... sang các nước Mỹ, EU; gạo Japonica xuất khẩu sang Nhật, Hàn; và đặc biệt gạo DT8 của Việt Nam được Philippines ưa chuộng nhất.

Đây là những loại gạo có thương hiệu, nhưng để gắn các loại gạo này vào với chứng nhận Gạo Việt Nam để đưa vào các thị trường, vấn đề không chỉ có cơ quan quản lý nhà nước mà bản thân doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu cũng phải đồng hành để đưa hạt gạo khẳng định vị thế trên thị trường tại các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Cùng với đó là phải xây dựng một quy trình tốt trong tất cả các khâu mà chúng ta hay gọi là logistics cho hạt gạo từ trên đồng ruộng cho đến tay người tiêu dùng và các quy trình này phải đảm bảo thực hiện tốt nhất. "Ba nhà" phải đồng hành để xây dựng thương hiệu.

Cần chọn loại gạo nào, phải làm gì để đưa thương hiệu quốc gia cho gạo Việt Nam trở nên quen thuộc và trở thành lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng trên khắp thế giới, đó vừa là ước mơ, vừa là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, địa phương, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong giai đoạn hiện nay.

Việt Nam đã có hai hiệp hội ngành hàng liên quan đến lúa gạo là Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, Chương trình logo thương hiệu gạo quốc gia Việt Nam đã được xây dựng 6 năm trước đây và ý tưởng về một hội đồng gạo quốc gia đang được xúc tiến. Tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt. Để từ đó nâng tầm gạo Việt sánh ngang với các thương hiệu gạo hàng đầu thế giới của Thái Lan, Ấn Độ, hay Nhật Bản.

Nhằm tập hợp các ý kiến, ý tưởng, đóng góp, hiến kế từ các chuyên gia, các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, các nhà quản lý, nông dân, hợp tác xã… để cùng nhau đưa ra một lộ trình và phương hướng sớm xây dựng thành công thương hiệu gạo Việt trong thời gian sắp tới, chiều 10/12, báo Tuổi Trẻ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo "Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt".

Hội thảo sẽ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã, các chuyên gia kinh tế. Đặc biệt có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC), Thái Lan… Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh ngành lúa gạo Việt Nam đang đạt được những thành tựu ấn tượng về xuất khẩu.

Hội thảo là hoạt động đầu tiên trong chuỗi chương trình truyền thông xây dựng thương hiệu gạo Việt do Báo Tuổi Trẻ khởi xướng và được tổ chức từ năm 2024 đến hết năm 2025 và các năm tiếp theo.

Mục tiêu của chương trình là tạo ra một diễn đàn mở, kêu gọi sự tham gia tích cực của các chuyên gia hàng đầu, các doanh nghiệp và các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm, để đưa ra được những đề xuất thiết thực, góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam ngày càng vững mạnh trên thị trường quốc tế.