【kết quả pumas unam】Giá vật liệu xây dựng “leo thang”
Vào mùa khô cũng là lúc thị trường xây dựng vào cao điểm,ậtliệuxydựkết quả pumas unam nhu cầu xây mới, sửa chữa nhà tăng cao. Tuy nhiên, giá cả một số mặt hàng nhóm vật liệu xây dựng tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian và chi phí xây dựng.
Giá cát và một số loại vật liệu xây dựng khác tăng làm chi phí xây dựng, sửa chữa nhà ở cũng đội lên theo.
Thời gian này, nhiều dự án nhà ở, khu dân cư, giao thông và các dự án chỉnh trang đô thị trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện. Đây cũng là lúc hoạt động xây mới, sửa chữa mở rộng nhà ở của người dân diễn ra sôi động. Khảo sát thị trường nhiều loại vật liệu xây dựng có thể thấy giá đang tăng, trong đó giá cát là biến động nhiều nhất. Nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh thông tin, giá cát từ mức 140.000-160.000 đồng/m3 (tùy loại cát xây, cát nền), đã tăng lên 210.000-260.000 đồng/m3, giá chở tận nơi có thể lên mức 300.000 đồng/m3. Còn tại một số nhà đang xây dựng ở thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy, các đơn vị thi công cũng cho biết giá cát xây chở tận nơi là 300.000 đồng/m3, còn cát lấp nền giá 270.000 đồng/m3. Một số loại vật liệu khác cũng rục rịch tăng theo nhưng mức tăng không cao bằng cát.
Nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng cho biết nguồn cung cát xây dựng đang giảm so với trước nên giá cả tăng.
Bà Phan Thị Bé Diễm, cửa hàng vật liệu xây dựng Bảy Bạc, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, cho biết: Dù biết từ tháng 2 âm lịch trở lên nhu cầu xây dựng tăng là giá vật liệu sẽ biến động nhưng giá cát tăng nhiều nhất, nguồn hàng cũng khan hiếm, khó mua hơn trước rất nhiều. Nếu như trước đây, cứ 3 ngày là sà lan cát về một chuyến thì nay tầm 12 ngày mới về. Giá cát tùy theo nguồn hàng mà mỗi đại lý có chênh lệch chút ít. Riêng tại cửa hàng giá hiện nay khoảng 210.000 đồng/m3, tăng 50.000 đồng/m3 so với cùng kỳ năm trước. Ngoài cát, giá sắt cây, sắt cuộn cũng đã tăng từ cuối năm 2020 đến nay và đang giữ ở mức cao là tầm 16.000-17.000 đồng/kg trong khi bình thường cỡ 14.000 đồng/kg. Mới đây, đại lý còn báo về đợt tới nhập hàng giá tăng thêm 100-150 đồng/kg. Bà Diễm còn nói thêm rằng mức tăng này là “nhẹ” so với các đợt tăng trong vài tháng qua.
Còn tại cửa hàng vật liệu xây dựng Hồng Gấm, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, đại diện cửa hàng cho biết đang gặp khó khăn bởi nguồn cung khan hiếm, giá cát vàng tại bãi lên mức 260.000 đồng/m3 nên sức bán ra chậm lại dù đang trong mùa xây dựng. Nguyên nhân do nhiều công trình tạm ngưng vì không cân đối chi phí, khách hàng dự định xây nhà cũng tạm gác lại sau khi dò hỏi giá cả, nhất là giá cát để chờ đến khi ổn định. Biết là sẽ khó cho bà con nhưng cửa hàng mua mắc phải bán mắc, còn nhiều chi phí liên quan tăng theo do thời gian chờ nguồn cát khai thác kéo dài hơn bình thường. Nếu trước đây, một tháng có thể đi 10 chuyến thì nay một tháng chỉ còn 2-3 chuyến. Tuy hàng về thưa nhưng số lượng nhân công bốc dỡ, chở hàng vẫn phải duy trì nên cơ sở cũng lâm vào thế khó.
Ngoài cát, giá một số vật liệu khác có tăng nhẹ, cụ thể đá 1x2, đá 4x6, đá mi từ 340.000-360.000 đồng/m3, xi măng từ 77.000-82.000 đồng/bao (50kg), gạch ống, gạch thẻ có giá 1.150-1.250 đồng/viên… Điều này làm đa số người dân đang xây dựng và sửa nhà ngao ngán vì chi phí tăng so với ban đầu.
Anh Trần Quốc Hội, ở xã Hòa An, cho biết: “Khi dò hỏi giá cả trước khi xây dựng nhà, lúc đó cát nền là 150.000 đồng/m3, chưa kịp hoàn thiện nền thì tháng này giá cát đã lên tới 260.000 đồng/m3. Riêng tiền cát nền có thể tăng lên gần gấp đôi. Không chỉ cát mà nhiều vật liệu khác cũng tăng theo, tuy không nhiều nhưng mỗi thứ một ít cũng làm tổng chi phí đội lên cao. Tôi nhẩm tính dự trù khoảng 500 triệu đồng (nhà cấp 4 với diện tích sàn 120m2), nhưng hiện nay thì chi phí có thể đội thêm cả trăm triệu đồng”.
Còn theo ông Lê Văn Minh, chủ thầu xây dựng tại huyện Vị Thủy thì dù đã đoán biết giá cả sẽ tăng vào thời gian này nhưng cũng bị bất ngờ. Đối với những nhà đã nhận trọn gói, rất khó để cân đối chi phí nếu đà tăng này tiếp tục và nhiều khả năng sẽ bị lỗ. Công trình nào chỉ nhận thi công, chủ nhà mua vật liệu thì cũng ảnh hưởng, bởi giờ không phải có tiền là chủ động mua cát mà phụ thuộc nguồn hàng về nhanh hay chậm. Tiến độ xây dựng bị chậm lại chưa kể là tốn chi phí thuê thợ theo ngày nên giờ nhận công trình cũng phải cân nhắc.
Ông Ngô Thanh Tùng, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phụng Hiệp, thông tin: Việc nguồn cung khan hiếm cũng làm ảnh hưởng phần nào đến một số dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn, nhất là các tuyến đường cần khối lượng san lấp lớn nhiều khả năng bị chậm. Trong khi đó, huyện đang chủ động đẩy nhanh giải ngân vốn để thay đổi bộ mặt hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Cát xây dựng là vật liệu mà công trình nào cũng phải sử dụng, để tránh tình trạng giá cát đến hẹn lại tăng, gây đình trệ hoạt động xây dựng, ngành chức năng và địa phương liên quan cần có giải pháp căn cơ, đánh giá và rà soát quy hoạch, đảm bảo nguồn cung cũng như thực hiện nghiêm việc chống đầu cơ, tích trữ, nâng giá, khai thác cát không đúng quy định. Về lâu dài, nguồn cát tự nhiên sẽ ngày càng giảm trong khi nhu cầu luôn ở mức cao nên nghiên cứu tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế cũng là bài toán sớm cần lời giải.
Bài, ảnh: T.NGỌC