88Point

Con đường hồi sinh của TPP đang gặp nhiều thách thức. Trên thực tế, với khung hoạt động hiện tại, T bong da hom

【bong da hom】Gian nan con đường hồi sinh của TPP

gian nan con duong hoi sinh cua tpp

Con đường hồi sinh của TPP đang gặp nhiều thách thức.

Trên thực tế,đườnghồisinhcủbong da hom với khung hoạt động hiện tại, TPP không thể tồn tại mà không có sự tham gia của Mỹ. Do đó, giữa tháng 7 vừa qua, các nhà đàm phán đến từ 11 nước thành viên còn lại của TPP đã tụ họp ở Nhật Bản, nhất trí thiết lập một khuôn khổ mới và tiếp tục duy trì thỏa thuận TPP với cái tên “TPP 2.0” hay “TPP-11”, đồng thời dự kiến sẽ tiến hành một cuộc họp khác vào cuối mùa Hè này, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Việt Nam vào tháng 11 tới.

Các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương đều nhất trí rằng tự do thương mại và hội nhập khu vực là những phương pháp hữu hiệu để kích thích trao đổi hàng hóa và đầu tư. Hơn thế nữa, các tiêu chuẩn mới liên quan đến quy tắc thương mại hiện đại trong những lĩnh vực như năng lượng, thương mại điện tử và các điều khoản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường trong TPP được cho là những bước tiến đáng kể so với các hiệp định còn nhiều thiếu sót giữa các quốc gia thành viên của TPP, kể cả Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), vốn đã bước sang tuổi thứ 22.

Có thể nói, hai nước đang quan tâm nhất đến công cuộc hồi sinh của TPP là Canada và Mexico nhất là khi cả 2 nước đang phải ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ để sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Những người phản đối quốc gia Bắc Mỹ này tham gia vào TPP cho rằng khối lượng nhập khẩu của Canada vượt quá tổng lượng xuất khẩu của nhiều nước thành viên và nếu TPP có hiệu lực, sự mất cân bằng thương mại giữa Canada với các nước này sẽ ngày càng trầm trọng. Theo một nghiên cứu, hàng rào thuế quan được cắt giảm tối đa giữa các nước tham gia TPP có thể làm thâm hụt thương mại giữa Canada với các nước trong khu vực tăng cao vì nhiều sản phẩm Canada nhập khẩu từ các nước thành viên TPP sẽ được đánh thuế thấp hơn các sản phẩm mà Canada xuất sang các nước này. Trường hợp này đã từng xảy ra với Canada sau khi Mexico chính thức tham gia NAFTA vào năm 1994 hay khi Hiệp định Tự do Thương mại Canada-Chile được đưa vào hoạt động năm 1997 và Hiệp định Thương mại Tự do Canada-Peru được kí kết năm 2009.

Theo giới phân tích, Chính phủ Canada cần có cái nhìn sâu hơn về từng ngành công nghiệp để xác định các ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất do TPP và những hậu quả đi kèm với những lợi ích mà Canada giành được khi tham gia hiệp định bởi lẽ mỗi ngày, Canada và các đối tác thương mại trao đổi hàng trăm mặt hàng khác nhau.

Trên thực tế, thị phần của Canada trong thị trường của các nước thành viên là khá nhỏ. Ngoài Mexico và Nhật Bản chiếm tương ứng 3,3% và 2,3% tổng thương mại hàng hoá của Canada trong năm 2014 thì những nước thành viên khác chỉ chiếm chưa đến 0,4% thương mại hàng hóa của Canada. Mặc dù các thành viên của TPP thuộc khu vực châu Á có thể xâm chiếm thị trường cung cấp các mặt hàng thương mại của Canada nhưng nếu Canada quyết định không tham gia TPP phiên bản mới, thị phần của Canada vẫn không thể được giữ toàn vẹn. Trên thực tế, những tổn thất thương mại của Canada có thể được bù đắp bởi sự tiếp cận rộng rãi hơn trên các thị trường mới.

Trong khi đó, Mỹ chỉ muốn đàm phán hiệp định song phương với một số nước, đặc biệt là Nhật Bản. Hậu quả là Canada và các quốc gia đã có thoả thuận thương mại song phương với Mỹ đều gặp phải tình huống “khóc dở, mếu dở”. Do Nhật Bản cùng với New Zealand đã phê chuẩn thoả thuận ban đầu, giới phân tích cho rằng Canada vẫn nên tham gia vào TPP-11, đặc biệt sau khi mất đi vị thế trên thị trường của hiệp định đa phương NAFTA. Hơn nữa, một hiệp định TPP-11 có thể sẽ giúp các công ty của Canada có cơ hội tự do tiếp cận với các thị trường thuộc khu vực Thái Bình Dương.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap