【ket quả laliga】Tăng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cảng biển, mở rộng xuất khẩu
Các diễn giả chia sẻ tại diễn đàn. Ảnh: T.H |
Tham gia chuỗi cung ứng logistics
Tại diễn đàn lần này, các chuyên gia đã chia sẻ các nội dung đang thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp đang xuất khẩu sang thị trường châu Âu – châu Mỹ, như: hiện đại hoá hạ tầng cảng biển của Việt Nam và tối ưu hóa dịch vụ logistics; ứng dụng công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cảng biển để tạo thuận lợi cho vận tải hàng hoá, kết nối với các thị trường mới và mở rộng xuất khẩu; tận dụng vận tải đa phương thức nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh mới.
Tại Diễn đàn các diễn giả đã nhận diện các cơ hội cũng như thách thức mới và đưa ra khuyến nghị về các vấn đề thực tiễn mà doanh nghiệp xuất khẩu sang khu vực thị trường Âu – Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ và EU thường gặp.
Theo Bộ Công Thương, đối với khu vực thị trường đầy hứa hẹn này, các giải pháp logistics đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì tính bền vững, nâng cao tính chống chịu của chuỗi cung ứng, cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, mở ra cánh cửa mới cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, trong bối cảnh thị trường thế giới đầy biến động, tổng cầu thế giới sụt giảm, sức ép đối với ngành logistics trong việc tối ưu hoá để cạnh tranh, giành được đơn hàng trở nên gay gắt hơn. Ngoài sức ép cạnh tranh về dịch vụ, các tiêu chuẩn mới của quốc tế về môi trường cũng đặt các doanh nghiệp dịch vụ logistics trước yêu cầu đổi mới, đòi hỏi doanh nghiệp logistics phải chủ động đầu tư, chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng “xanh hóa”, nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm phát triển bền vững.
Chia sẻ về tổng quan kết nối logistics giữa Việt Nam với khu vực thị trường châu Âu- châu Mỹ, ông Chandler So, Giám đốc điều hành Geodis Việt Nam cho rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu đang mở rộng, với sự kết nối của các nước trong khu vực. Để tham gia vào chuỗi cung ứng này, đỏi hỏi các doanh nghiệp phải có kế hoạch, chiến lược mang tính hiệu quả hơn, trong đó cập nhật những quy định mới về thuế, hải quan, quy định liên quan đến XNK của từng nước để có sự chuẩn bị đảm bảo tính tuân thủ; cùng với đó, các DN cần vận hành chuỗi logistics của mình một cách nhất quán để hướng đến mục tiêu chung của toàn cầu.
Hiện đại hóa hạ tầng cảng biển Việt Nam
Chia sẻ về những dịch vụ trong chuỗi cung ứng logistics, ông Võ Quốc Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị cảng Quốc tế Long An cho biết, cảng Quốc tế Long An với diện tích 147 ha, nằm liền kề khu công nghiệp, dịch vụ công nghiệp và khu Đô thị, hình thành nên một khu liên hợp dịch vụ cảng biển, đóng vai trò mắt xích quan trọng trong chuỗi giao thương hàng hóa khu vực ĐBSCL.
Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cảng biển, giữa tháng 11/2023, cảng Quốc tế Long An và cảng Long Beach (Hoa Kỳ) đã ký kết Ý định thư thiết lập quan hệ. “Sự kiện này mở ra cơ hội hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, vận hành cảng và kết nối thị trường nhằm nâng cao sản lượng hàng hóa trung chuyển, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững; góp phần thúc đẩy thương mại toàn cầu và khám phá các cơ hội tăng trưởng giữa hai cảng biển trọng điểm trong khu vực xuyên Thái Bình Dương”- ông Huy nhấn mạnh.
Cảng Quốc tế Long An đón được tàu có tải trọng lớn. Ảnh: T.H |
Theo ông Joel Perner, Giám đốc phát triển kinh tế, Phòng phát triển kinh doanh cảng Long Beach, thương mại điện tử Hoa Kỳ ước tăng mạnh lên mức 925,40 tỷ USD vào năm 2023, được thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số, gồm cả nhập cư và đô thị hóa, kéo theo nhu cầu lớn đối với dịch vụ logistics chặng cuối. Số lượng người dùng thương mại điện tử ở Hoa Kỳ dự kiến sẽ đạt 289,9 triệu vào năm 2027 so với mức 264,5 triệu vào năm 2021.
Mỹ có công suất kho lạnh lớn nhất thế giới, với 156 triệu mét khối và dự báo sẽ tăng trưởng trung bình kép CARG là 4,45% trong giai đoạn 2023-2029. Các tiềm năng của lĩnh vực dược phẩm đang thúc đẩy nhu cầu đối với dịch vụ lưu trữ lạnh.
Với vị thế cảng container đầu tiên của Việt Nam, ông Trương Nguyên Linh, Phó Tổng giám đốc cảng container quốc tế Việt Nam, chia sẻ, với 30 năm khai thác cảng này, đơn vị luôn chú trọng cải tiến cơ sở hạ tầng tại cảng; tiếp cận được công nghệ hiện đại từ tập đoàn mẹ, thay đổi hệ thống điều hành để tăng năng suất xếp dỡ, giảm chi phí dịch vụ; đồng thời, chuyển dần những thiết bị sử dụng dầu diesel sang dùng điện để đáp ứng yêu cầu cảng biển xanh. Hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ tại cảng tương đối đồng bộ, cảng đã kết nối với dịch vụ hải quan tự động, cơ quan Hải quan luôn sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp làm thủ tục qua cảng.