Thịt gà đã có “visa”
Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng đề án “Phát triển chuỗi sản xuất động vật,ồhởitìmđườngxuấtkhẩuthịtgiacầgiải hạng nhất argentina sản phẩm động vật để xuất khẩu”. Với mục tiêu, năm 2017 hoàn thành xây dựng chuỗi thịt gà chế biến chín xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản và từ năm 2018 tiếp tục mở rộng sang thị trường khác tại châu Á, châu Âu. Đối với thịt lợn, dự kiến hết năm 2020 xây dựng được một số chuỗi sản xuất thịt lợn chế biến chín xuất sang Đông Nam Á, châu Á, châu Âu… |
Kết quả vào tháng 2/2017, Cục Thú y Nhật Bản thông báo đã chấp thuận hồ sơ đăng ký xuất khẩu thịt gà chế biến của Công ty TNHH Koyu & Unitek của Việt Nam và sau đó là tổ chức đoàn thanh tra sang Việt Nam kiểm tra thực tế và đồng ý chính thức nhập khẩu thịt gà từ Việt Nam. Như vậy, sau một năm xây dựng “Đề án sản xuất thịt gà chế biến theo chuỗi khép kín để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản”, bắt đầu từ ngày 22/6/2017, Công ty TNHH Koyu & Unitek sẽ xuất khẩu lô đầu tiên là 300 tấn sản phẩm chế biến từ ức gà.
Được biết, trong thời gian tới, để hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ hỗ trợ để các doanh nghiệp có thể xuất khẩu chính ngạch sản phẩm chế biến từ thịt gà đến một thị trường lớn khó tính khác là EU.
Điều này tuy hơi muộn màng trên con đường xuất ngoại chính ngạch của thịt gà Việt nhưng rõ ràng đây là lối mở, một sự “giải thoát” khả quan cho ngành chăn nuôi gia cầm trong khi thị trường trong nước đang phải chịu sự thống trị của hàng loạt các sản phẩm thịt gia cầm từ nước ngoài. Việc xuất khẩu thịt gà Việt theo đường chính ngạch nếu thành công có thể mang lại kim ngạch nhiều tỷ USD trong tương lai cho ngành chăn nuôi Việt Nam, nhất là khi tổng đàn gia cầm của Việt Nam không thua kém gì các nước trong khu vực.
Phải khép kín
Theo ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngoài Công ty Koyu & Unitek, hiện tại cũng có một doanh nghiệp lớn khác đăng ký xuất khẩu sản phẩm thịt gà đã qua chế biến sang Nhật Bản. Đó là công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam. Theo đại diện CP, muốn xuất khẩu được sản phẩm thịt gia cầm sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, việc các doanh nghiệp cần làm đó là phải xây dựng được chuỗi sản xuất thịt bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm đến sản phẩm xuất khẩu khép kín.
Tuy nhiên, theo ông Trịnh Xuân Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Chăn nuôi Talaco, để có thể xây dựng được một chuỗi sản xuất khép kín đáp ứng được theo tiêu chuẩn xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản, doanh nghiệp cần có nguồn lực cả về tài chính lẫn nhân lực. Bởi dây chuyền sản xuất cần được tổ chức xây dựng theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất thức ăn, con giống, nuôi thương phẩm, hệ thống dây chuyền giết mổ, hệ thống bảo quản mát, hệ thống cấp đông, hệ thống kho bảo quản, chế biến bảo đảm ATDB (Cúm gia cầm, Newcastle,…), ATTP (không có vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm như vi khuẩn Salmonella, E.Coli,…; không có tồn dư các hóa chất như kháng sinh, hóc môn, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng) theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Ông Thắng cũng cho rằng, trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ chủ động phối hợp với Cục Thú y để tìm kiếm khách hàng nhập khẩu sản phẩm, xác định thị trường trọng điểm, và đặc biệt là để được cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ hướng dẫn cụ thể về lĩnh vực chuyên môn.
Cùng chung tâm lý mong chờ vào một con đường mới cho thịt gà Việt Nam, bà Phạm Thị Hậu, Giám đốc phụ trách kỹ thuật của Công ty TNHH Chăn nuôi và Chế biến Thành Giang cho biết, khác với thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, ức gà chế biến được khách hàng nước ngoài ưa chuộng và mang lại giá trị kinh tế cao. Phần còn lại trở thành phụ phẩm, có thể giảm giá thành trong nước, giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn với các mặt hàng nhập khẩu. Sản lượng kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ đảm bảo tốt hơn nếu xuất khẩu được sản phẩm thịt gia cầm. Tuy nhiên mấu chốt ở đây là việc đạt được chứng nhận vừa tốn kém vừa khó nhưng để duy trì được chứng nhận còn khó hơn, vì tính chu chuyển của đàn gà rất nhanh, nhất là việc tầm soát được dịch bệnh. Trong khi đó, muốn xuất khẩu sang các thị trường khó tính này, chúng ta phải đáp ứng được các tiêu chuẩn theo vùng nuôi của họ, đảm bảo an toàn sinh học, dịch bệnh, có truy xuất nguồn gốc cũng như hàng loạt tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật khác của từng nước.
Do đó, để có thể có được một doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất thịt gà đi Nhật Bản, phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lưu ý các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ những quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) và Nhật Bản về tiêu chuẩn, giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt gà chế biến.
Theo Cục Thú y, các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm thịt gia súc và gia cầm, trứng gia cầm cần liên hệ với Cục Thú y để được hướng dẫn, tư vấn. Sau đó, cần tập trung xây dựng “Đề án xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ở dạng thịt đông lạnh, thịt chế biến, trứng gia cầm” để làm cơ sở đầu tư trang thiết bị cho phù hợp, nhất là cần phải đầu tư hệ thống giết mổ, cấp đông, kho lạnh bảo đảm…