您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【kết quả trận deportivo】Vướng mắc trong giám định cá tầm nhập khẩu chưa được tháo gỡ

88Point2025-01-10 19:12:15【Cúp C1】1人已围观

简介Chính phủ thảo luận dự thảo nghị định về kiểm tra ATTP hàng nhập khẩuTháo gỡ vướng mắc thủ tục hoàn kết quả trận deportivo

Chính phủ thảo luận dự thảo nghị định về kiểm tra ATTP hàng nhập khẩu
Tháo gỡ vướng mắc thủ tục hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp xuất khẩu sắn
Vì sao vướng mắc kiểm dịch về thủy sản 6 năm chưa được giải quyết?ướngmắctronggiámđịnhcátầmnhậpkhẩuchưađượctháogỡkết quả trận deportivo
Vướng mắc trong giám định cá tầm nhập khẩu chưa được tháo gỡ
Cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc được bắt giữ tại Lào Cai. Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường

Liên quan đến việc nhập khẩu cá tầm, vào thời điểm ngày 26/1/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn số 580/BNN-TCTS về việc kiểm soát nhập khẩu cá tầm thương phẩm dùng làm thực phẩm, trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sau khi phối hợp với địa phương thu mẫu cá tầm thương phẩm tại một số chợ như: Yên Sở - Hà Nội, Bình Điền, kết quả cho 8/11 mẫu được xác định không phù hợp với loài cá tầm được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, gồm: Cá tầm Beluga (Huso huso), cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), cá tầm Sterlet (Acipenser ruthenus), cá tầm Xibêri (Acipenser sinensis) và cá tầm Trung Hoa (Acipenser sinensis). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Tài chính kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam.

Nhằm đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đúng với nội dung khai báo trên tờ khai hải quan và Giấy phép CITES cấp, ngăn chặn việc cá tầm không đúng với Giấy phép CITES, không thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời thực hiện kiểm soát chặt đối với mặt hàng cá tầm nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và giải quyết được các khó khăn vướng mắc phát sinh trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã có văn bản số 13797/BTC-TCHQ ngày 2/12/2021 kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét hướng dẫn xử lý các vướng mắc phát sinh liên quan đến cá tầm nhập khẩu. Việc thông quan đối với các lô hàng cá tầm nhập khẩu được thực hiện khi có kết luận cụ thể của cơ quan chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhập khẩu; đúng với nội dung khai báo trên tờ khai hải quan, Giấy phép CITES được cấp và thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.

Theo đó, Tổng cục Hải quan đã có các công văn chỉ đạo hải quan địa phương thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, giám định đối với các lô hàng cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên trong quá trình lấy mẫu và phối hợp với các đơn vị trong việc giám định cá tầm nhập khẩu cho đến nay vẫn đang còn vướng mắc.

Ngày 14/5/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn số 2788/BNN-TCTS cung cấp thông tin về đơn vị, tổ chức giám định cá tầm nhập khẩu, cụ thể: đối với lĩnh vực thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ định Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện lấy mẫu giám định mẫu vật.

Theo đó, cơ quan Hải quan đã phối hợp với 2 Viện nêu trên để lấy mẫu giám định các lô cá tầm nhập khẩu. Tuy nhiên, các kết quả giám định của 2 Viện không kết luận cụ thể giống loài, con lại hay con thuần chủng của cá tầm nhập khẩu có đúng với tên ghi trên Giấy phép CITES hay không khiến cơ quan Hải quan gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục thông quan các lô hàng đã có kết quả giám định. Ngày 7/01/2022, Viện Nghiên cứu hải sản có công văn gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn thông báo từ chối giám định đối với mặt hàng cá tầm để hoàn hiện phương pháp phân tích ADN.

Trong khi đó, tại buổi đối thoại giữa các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Pháp chế - Tổng cục Lâm nghiệp, Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam - Tổng cục Lâm nghiệp, Viện Nghiên cứu hải sản) với đại diện các hộ nuôi cá tầm trong nước ngày 28/12/2021, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp đã kết luận: “Việc định loại chính xác là rất cần thiết, là công cụ kiểm tra hàng hóa của cơ quan Hải quan. Tổng cục Lâm nghiệp giao Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES là đầu mối phối hợp các cơ quan khoa học CITES và đại diện các hộ dân nuôi cả tầm trong nước tiếp tục định loại cá tầm (kết hợp các phương pháp xác định hình thái với ADN)”.

Để các doanh nghiệp và cơ quan Hải quan thực hiện thống nhất, mới đây Tổng cục Hải quan đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hướng dẫn cụ thể về cơ quan giám định và phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu có phù hợp với giấy phép CITES do cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp và có thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không. Đồng thời đề nghị tạm dừng cấp Giấy phép CITES đối với cá tầm nhập khẩu cho đến khi có cơ quan xác nhận giống, loài, con lai, con thuần chủng đúng với Giấy phép CITES của cá tầm nhập khẩu.

很赞哦!(5)