【kết quả trận strasbourg】Kết nối doanh nghiệp FDI: Doanh nghiệp Việt không muốn mạo hiểm

ket noi doanh nghiep fdi doanh nghiep viet khong muon mao hiem

Phóng viên Báo Hải quan phỏng vấn TS Phạm Hùng Tiến,ếtnốidoanhnghiệpFDIDoanhnghiệpViệtkhôngmuốnmạohiểkết quả trận strasbourg chuyên gia nghiên cứu về DN, đầu tư nước ngoài của Viện Friedrich Naumann tại Việt Nam.

Hiện nay, tỉ lệ nội địa hóa của nhiều sản phẩm như ô tô, điện thoại, điện tử… của các DN FDI sản xuất lắp ráp ở Việt Nam còn rất ít. Một trong những nguyên nhân là thiếu các DN Việt cung cấp linh kiện phụ tùng cho những tập đoàn này. Nhiều DN FDI như Samsung đang tìm kiếm các nhà cung cấp Việt Nam. Từng đưa nhiều DN Đức vào tham khảo thị trường Việt Nam để kết nối về lao động, sản phẩm, theo ông DN Việt có cơ hội để làm vệ tinh cho những tập đoàn FDI lớn không?

Theo tôi, một khi những tập đoàn xuyên quốc gia như Samsung, Nokia/Microsoft, Bosch, Ford, Toyota, GE, P&G... đã đến đầu tư tại Việt Nam mà chúng ta mới đặt ra câu hỏi tận dụng cơ hội thì có lẽ đã hơi muộn. Bởi, nhà cung cấp chi tiết, linh kiện phụ tùng xác định thị trường theo không gian kinh tế thay vì không gian địa lý. Nói cách khác, họ hướng tới tham gia sản xuất trong chuỗi cung ứng và định vị được vị trí trong đó.

Hiện tại, số DN trong nước có khả năng làm vệ tinh cho những tập đoàn FDI xuyên quốc gia tuy chưa nhiều, nhưng chắc chắn lớn hơn con số công khai trên phương tiện truyền thông. Chúng ta cần nhìn nhận quan hệ kinh doanh từ cả hai phía một cách công bằng. Ví dụ, một DN nhựa lớn ở phía Bắc đã khẳng định là họ có khả năng cung cấp chi tiết nhựa cho Samsung và cũng đã nhận được lời mời hợp tác, nhưng họ đã từ chối với lý do không phải thiếu năng lực mà bởi, họ không muốn mạo hiểm đầu tư lớn và phải phụ thuộc vào điều kiện của Samsung.

Nhưng nhìn chung, trình độ công nghệ của phần lớn DN công nghiệp hỗ trợ ở nước ta mới chỉ đạt ở mức trung bình so với khu vực. Chỉ có sản phẩm của một số DN FDI tham gia vào lĩnh vực này là có trình độ tiên tiến. Chính điều này đã dẫn đến việc chúng ta vẫn phải NK những linh kiện, chi tiết cho sản xuất.

Các kết quả nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, quốc gia có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển thì ở đó luôn tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa DN và các trường đại học, viện hay tổ chức nghiên cứu khoa học ứng dụng cũng như khoa học cơ bản. Nhà trường là nơi cung cấp nhân lực có trình độ và tổ chức nghiên cứu là nơi tạo ra hạ tầng công nghệ.

Những quan điểm DN FDI đưa ra để cho rằng DN Việt chưa đủ sức làm hỗ trợ cho các tập đoàn này là năng lực yếu, công nghệ thấp, chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo… Ông có cho rằng những lý do này là thuyết phục?

Tôi có một suy nghĩ khác và nó xuất phát từ thực tế đang diễn ra, ngoại trừ ngành điện tử thì trong giai đoạn hiện nay các DN Việt Nam phù hợp làm hỗ trợ cho các DN FDI theo đuổi chiến lược cạnh tranh chi phí thấp hơn là các DN chọn chiến lược sáng tạo và khác biệt hóa. Minh chứng cho điều này là sự thành công nhất định tại các lĩnh vực XK điển hình như dệt may, gỗ, nông-thủy sản, viễn thông...

Theo ông, DN FDI có thực lòng muốn DN Việt cung cấp linh kiện cho họ?

Không chỉ DN FDI mà hầu hết DN đều lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu phát triển. Việc thu mua linh kiện tại nước có hoạt động đầu tư thường là hoạt động được ưu tiên, bởi về cơ bản điều này sẽ giảm chi phí cho DN và nhiều hiệu ứng tích cực khác như thị hiếu địa phương, tránh hàng rào thuế quan, tận dụng ưu đãi của Chính phủ sở tại...

Tuy nhiên, liệu các nhà cung cấp của nước sở tại có khả năng đáp ứng được những tiêu chí khác nhau của DN FDI hay không lại là một vấn đề khác. Ví dụ, tập đoàn Toyota đưa ra tập hợp các tiêu chuẩn đối với một nhà cung cấp trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh, bao gồm: An toàn, chất lượng, giá thành, giao hàng, kỹ thuật và quản lý. Ba tiêu chí thu mua của Samsung là: Đảm bảo chất lượng (chất lượng phải đồng nhất), giá cả cạnh tranh và thời hạn giao hàng.

Xin cảm ơn ông!

Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương): Khoảng cách khá lớn

Đến nay, các DN nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa về sản phẩm CNHT. Các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và vật liệu đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Các DN Việt Nam hầu như chưa tiếp cận và đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng đối với các sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ khá. Khoảng cách giữa yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia và khả năng sản xuất của các DN sản xuất nội địa vẫn còn khá lớn. Một số DN Việt Nam đã tham gia cung ứng được sản phẩm CNHT thì cũng mới chỉ quan tâm mở rộng quy mô, chứ chưa quan tâm nhiều đến đầu tư chiều sâu công nghệ và thiết bị.

Chính vì vậy, Việt Nam hiện nay chưa có một cơ sở sản xuất công nghiệp tham gia vào việc sản xuất vật liệu điện tử hay thép chế tạo. Từ thực trạng chung của ngành CNHT nêu trên, các DN CNHT muốn phát triển và tham gia được vào chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia phải đáp ứng được 3 yếu tố, đó là chất lượng ổn định, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số ít các DN trong nước đáp ứng được cả 3 yếu tố trên.

Ông Lưu Hoàng Long, Chủ tịch Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam: Rất khó san sẻ cho các DN trong nước

Hầu hết các DN trong công nghiệp phụ trợ ngành điện tử là các DN FDI trong chuỗi cung ứng sản xuất sẵn có của các nhà sản xuất thiết bị cuối cùng. Rất ít DN cung cấp được linh kiện và dịch vụ cho các DN FDI tại Việt Nam. Chính vì vậy giá trị gia tăng của công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn thấp khi so sánh với các nước trên thế giới. DN Việt vẫn hạn chế khi tham gia vào ngành CNHT, chủ yếu do các yếu tố như chưa có kinh nghiệm cung ứng cho các nhà sản xuất lớn, chưa có hệ thống marketting tiếp cận được các khách hàng, thiếu về vốn và yếu về công nghệ. Hầu hết nhu cầu cho CNHT đều từ các DN FDI, các DN này có nhà cung cấp từ lâu, rất khó san sẻ cho các DN CNHT trong nước, từ các mặt hàng hoặc dịch vụ có lợi thế về địa lý và nhân công hoặc ảnh hưởng môi trường. Chính phủ và Bộ Công Thương cần xác định danh mục các nhóm sản phẩm CNHT mà trong nước có lợi thế cạnh tranh để phát triển, từ đó đề ra các chính sách hỗ trợ bằng được các DN sản xuất sản phẩm CNHT thuộc nhóm này, có thể cung cấp cho các DN trong nước, từng bước vươn ra tầm khu vực và thế giới.

Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh: Vẫn chưa tận dụng tốt nguồn vốn FDI

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài trong khối các nước tham gia TPP đổ vốn vào Việt Nam, vì liên quan đến vấn đề xuất xứ hàng hóa trong khối. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa tận dụng tốt nguồn vốn FDI khi không kết nối chặt chẽ với DN nội địa để từ đó không chuyển giao được công nghệ như kỳ vọng và cam kết. Vì thế, chúng ta phải có chiến lược tận dụng tốt hơn nguồn vốn FDI và cải thiện lực lượng DN nội địa để tránh bị chèn lấn. Tuy nhiên, đây là điều rất khó. Tôi cho rằng xu hướng DN FDI lấn át khu vực nội còn kéo dài, Việt Nam chỉ có thể làm thuê cho DN nước ngoài. Chỉ có khác trước là trước đây làm thuê cho các DN như Trung Quốc, Hàn Quốc… thì nay làm thuê cho Mỹ, Úc, Nhật…

L.B (ghi)